Tăng cường sinh lý phụ nữ với món tôm xào lá hẹ

Việc tăng cường ham muốn tình dục ở phụ nữ, chống mệt mỏi, lãnh cảm và khô âm đạo… là điều bình thường và cần thiết trong cuộc sống.

Estrogen hay còn gọi là nội tiết tố nữ, được sản sinh từ buồng trứng. Là hormone quyết định đến khả năng sinh lý ở phụ nữ, bao gồm: khả năng tình dục, ham muốn tình dục, vóc dáng bên ngoài…

Trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc, sau tuổi 30, buồng trứng dần thoái hóa, lượng estrogen suy giảm, cơ thể phụ nữ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của sự thoái hóa, tần xuất sinh hoạt tình dục giảm rõ rệt, già nua bắt đầu xuất hiện.

Vì vậy, để tăng cường ham muốn tình dục ở phụ nữ, chống mệt mỏi, lãnh cảm và khô âm đạo…, một trong những giải pháp hữu hiệu và đơn giản đó là sử dụng các loại món ăn thuốc từ thực phẩm thiên nhiên, lại an toàn khi sử dụng lâu dài.

Tôm càng xào lá hẹ

Là món ăn ngon, cũng là vị thuốc quý.

Tôm càng còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium nipponense De Haan. Tôm càng được các bà nội trợ rất ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao, thịt tôm chắc, dai, ngọt. Tôm càng được chế biến thành nhiều món ăn rất phong phú và đa dạng như: tôm nướng, tôm rang me, lẩu tôm, tôm tẩm bột rán, chạo tôm… Tôm đồng còn là vị thuốc quý trong Đông y.

Tôm đồng được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hà ngư hay hà mễ. Chủ yếu dùng tươi, có thể phơi khô, tán bột làm thuốc. Thịt tôm đồng tươi chứa protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, cholesterol, melatonin và acid béo omega – 3. Vỏ tôm có các polysaccharide. Tôm đồng vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn…

Là món ăn ngon nhưng cũng là loại thuốc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tôm xào lá hẹ là món ăn có thể giúp tăng cường sinh lý ở nữ giới.

Nguyên liệu: Tôm càng 250 g, lá hẹ 100 g, cắt khúc để riêng.

Cách chế biến:

Món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe mọi nhà đồng thời là thuốc quý của các chị em.

Trước tiên dùng dầu thực vật xào tôm càng, nêm đủ gia vị, rượu vàng (loại rượu được chế biến từ các nguyên liệu gồm gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng. 

Tất cả được nấu chín rồi giở ra cho bay hơi, giảm nóng, khi còn ấm trộn lẫn cả 3 thứ vào cùng, rắc men rượu vừa đủ, ủ rồi cất thành rượu có màu vàng.Xì dầu, giấm, gừng thái chỉ sau đó cho lá hẹ vào xào chín tái là được.

Lưu ý: Rượu vàng có màu vàng và độ cồn thấp, tác dụng làm thông hành huyết mạch, dưỡng huyết nhuận da),

Nguồn: Theo Khoe & Dep

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.