Thông qua kĩnh viễn vọng vũ trụ Hubble, các nhà khoa học ở Ý vừa phát hiện một đám mây dày đặc các ngôi sao nằm ở giữa dải ngân hà Milky Way, có thể tiết lộ rất nhiều về quá khứ sự hình thành nên thiên hà của chúng ta ngày nay.
Đám mây dày sao này được gọi là Terzan 5, là một “hóa thạch” sống còn sót lại của những ngày đầu khi thiên hà Milky Way được hình thành. Terzan 5 chứa những thành phần được cho là những khối nguyên liệu từng tạo nên thiên hà Milky Way, nơi chứa hệ Mặt trời của chúng ta, vì chúng có những vật chất tương đồng với các ngôi sao cổ xưa nhất thuộc Milky Way.
Chòm sao Terzan 5 được biết đến như một cụm sao hình cầu.
Dải Terzan 5 này nằm cách trái đất khoảng 19.000 năm ánh sáng, chứa 2 loại ngôi sao bên trong đó vốn có các thành phần và độ tuổi khác nhau chênh lệch khoảng 7 tỷ năm. Một số có tuổi thọ khoảng 12 tỷ năm, trong khi đó một số khác khoảng 4.5 tỷ năm hoặc nhiều hơn.
Theo nhóm nghiên cứu, chòm sao Terzan 5 được biết đến như một cụm sao hình cầu, không giống với bất kỳ những chòm sao khác mà họ từng xác định được, đây được xem là một hóa thạch sống còn sót lại từ sự hình thành thiên hà Milky Way. Trong khi các ngôi sao khác chết đi, tan rã và nhập lại với nhau để tạo thành những hành tinh khác, thì Terzan 5 vẫn tồn tại như một di tích đánh dấu sự hình thành dải thiên hà của chúng ta hàng tỉ năm trước.
Chúng tôi nghĩ rằng một số tàn tích nguyên vẹn còn sót lại của những khối khí vẫn còn đâu đó bên trong Terzan 5. “Việc phát hiện “hóa thạch” này cho phép các nhà khoa học thiên văn tái tạo lại một phần quan trọng của lịch sử việc hình thành nên thiên hà Milky Way của chúng ta”. Giáo sư Francesco Ferrato, tác giả chính của nghiên cứu nói trên ở trường ĐH Bologna, Ý cho biết.
Theo Tinh Tế