Nguyên liệu
+ 2 lá nha đam to (khoảng 1kg)
+ 1 lạng đường phèn (có thể dùng đường kính nhưng đường phèn giúp món thạch thơm mát và có lợi cho sức khỏe hơn)
+ 1 quả chanh tươi
+ 1 thìa muối sạch
+ 1 ít đá viên sạch
Cách làm
Bước 1: Sơ chế và làm sạch nha đam
Các bạn lưu ý, nhựa nha đam khá độc, lõi nha đam cũng nhớt nên để món thạch đảm bảo sạch và ngon, cần thiết phải sơ chế nha đam thật cẩn thận.
Chọn nha đam còn tươi, chắc, không dập nát hoặc bị sẹo. Rửa sạch lá nha đam trước khi bắt đầu sơ chế.
Cắt lá nha đam thành các khúc dài khoảng 4-5cm để dễ cắt bỏ phần vỏ nha đam.
Cắt hai rìa có gai của lá.
Cắt bỏ phần vỏ cứng màu xanh. Bạn cần cắt sạch phần vỏ này vì nó có vị đắng.
Phần nha đam sau khi đã bỏ sạch vỏ.
Rửa thật sạch nha đam dưới vòi nước chảy cho tới khi sờ tay không còn thấy nhớt. Để nha đam ráo nước.
Thái nha đam thành những miếng nhỏ như hạt lựu. Bạn đừng thái nhỏ quá vì nha đam còn ngót đi trong quá trình chế biến.
Nha đam thái hạt lựu sau khi đã rửa sạch cần tiếp tục được ngâm nước muối để khử mùi và khử nhớt. Với 1kg nha đam nguyên liệu, bạn có thể dùng 0,5 lít nước, cho vào đó 1 thìa cà phê muối tinh sạch, vắt thêm 1 quả chanh nhỏ (nhớ loại bỏ hạt chanh). Ngâm nha đam với dung dịch muối chanh khoảng 15 phút. Bạn không nên bỏ quá nhiều muối hoặc dùng nhiều chanh hoặc ngâm quá lâu vì sẽ làm nha đam mặn hoặc chua và bị mềm quá. Sau khi ngâm 15 phút, bạn lại rửa sạch nha đam và để ráo nước.
Bước 2: Chần nha đam
Đun khoảng 0,4 lít nước cho thật sôi. Đổ nha đam vào chần qua. Bạn cần để lửa ở mức to nhất để nồi nha đam sủi trong vòng 1 phút (nếu để lửa nhỏ hoặc sôi lâu, nha đam sẽ bị nhũn). Sau đó, đổ nha đam ra rổ và rửa ngay dưới vòi nước sạch. Để ráo.
Đây là bước cuối cùng để loại bỏ toàn bộ nhựa nha đam.
Bước 3: Ướp đường
Nếu bạn sử dụng đường phèn có dạng cục lớn thì phải tán nhỏ hoặc hòa tan đường trước khi thực hiện bước này. Trộn 1 lạng đường phèn với một ít đá viên sạch. Lượng đường có thể được điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Đổ nha đam vào hỗn hợp trên. Đường phèn sẽ tan dần và ngấm vào nha đam. Đá lạnh sẽ giúp miếng nha đam giòn hơn. Ngâm nha đam khoảng 1 tiếng và sau đó để vào tủ lạnh để dùng dần.
Bước 4 : Thành phẩm
Thạch nha đam sau khi hoàn thành cần đảm bảo sạch, không có mùi hăng, không nhớt, vẫn giữ được độ giòn. Nha đam có vị ngọt vừa, thanh mát. Thạch nha đam cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và có thể để được trong vòng 5 ngày.
Tuy thạch nha đam rất ngon và tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Liều lượng thích hợp là từ 10g-20g mỗi ngày, dùng lâu dài với liều lượng thấp như vậy thì không có hại bạn nhé!
Mình ướp đường phèn với đá và chia làm 2 vị:
– Màu xanh: vị trà xanh
– Màu vàng: vị chanh leo
Bạn có thể ăn thạch không, thêm một chút đá nếu thích, hoặc ăn thạch nha đam với sữa chua, cũng rất tuyệt vời.
Theo fb Hai Nguyen
- Bò nấu cari rau củ thơm lừng gian bếp
- Món ngon dễ làm: bắp bò hầm áp chảo
- Cách làm thịt kho tàu chuẩn vị miền Bắc
- 3 món ăn ngon từ thịt vịt
- Cách làm sườn non ram ngọt đậm đà đưa cơm
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.