Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
Rất nhiều trẻ sơ sinh phát triển tăng vọt trong giai đoạn 6 tuần tuổi. Sự phát triển nhanh tạo ra rất nhiều thay đổi cho trẻ, vì vậy mẹ cần theo dõi trẻ và chăm sóc trẻ chu đáo nhất có thể. 
Bú mớm
Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, bà mẹ mới sinh sẽ nhận thấy một vài thay đổi của ngực mình và bắt đầu lo lắng không có đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Đó là dấu hiệu cho biết bạn đang tiến tới một giai đoạn mới của chu kỳ sữa. Dưới đây là một số cách để bạn nhận thấy sự thay đổi này:
–    Ngực của bạn mềm hơn, kể cả trước khi cho con bú. Nếu ngực bạn thường xuyên căng và cứng trước đó, điều này có thể khiến bạn sốc. Lý do bởi vì prolactin (hoóc-môn kích thích bài tiết sữa) không đủ nhiều để thúc đẩy sản xuất sữa mẹ. 
–    Bạn có thể không cảm thấy sữa chảy ra nhiều như trước. Nếu bạn rỉ sữa trước hoặc trong khi cho con bú, bạn có thể cảm thấy yên tâm hơn.
–    Nếu bạn thường xuyên vắt sữa, bạn sẽ thấy lượng sữa được vắt ra giảm đi so với trước đó. Vậy nên, giờ bạn cần vắt sữa nhiều lần trong ngày hơn để đáp ứng nhu cầu bú tăng của con. Cải thiện cách vắt sữa có thể giúp bạn sản xuất nhiều sữa hơn. 
Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
Thật không may, thời gian tất cả những thay đổi trên xuất hiện xảy ra đúng vào giai đoạn phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh. Điều này không có nghĩa là đôi khi bạn cảm thấy mình không có đủ sữa, nhưng em bé của bạn thường có những biểu hiện như thể bạn không đáp ứng được nhu cầu của bé vậy. Tóm lại, 6 tuần tuổi là giai đoạn khó khăn cho cả mẹ và bé trong việc bú mớm. Bạn không nên quá lo lắng khi lượng sữa giảm và thử áp dụng một số biện pháp để tăng lượng sữa mẹ đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Ngủ nghỉ và ổn định giờ giấc
Khi được 6 tuần tuổi, đây cũng là đỉnh điểm trẻ quấy khóc nhất. Bạn không thể làm gì hơn ngoài việc đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé và tìm hiểu rõ các nguyên nhân liên quan đến việc trẻ khóc nhiều lần cả ban ngày và ban đêm. Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ trở nên “hư” là do trẻ phát triển tăng vọt. Trẻ cần bú nhiều hơn, nhanh đói hơn, dễ mệt mỏi hơn, dễ bị tỉnh giấc hơn. Vậy nên, trẻ thường bị rối loạn giấc ngủ cũng như không có giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ rõ ràng.
Chơi đùa và phát triển
Não trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện sau sinh và vẫn đang tiếp tục phát triển sau 6 tuần tiếp theo. Các chuyển động tay chân là những dấu hiệu ban đầu cho biết trẻ đã biết sử dụng não bộ để điều khiển hành động. Trẻ cũng có những phát triển tâm lý cụ thể bằng các bộ dạng cử chỉ như cười, khóc, vui vẻ, kêu ọ ẹ… Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh cũng bắt đầu phát triển khả năng quan sát bằng mắt và tương tác với thế giới bên ngoài. 
Nguyễn MaiNguồn: BB
Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách bố mẹ cần biết
Previous articleĐể tránh điều tiếng thị phi nơi công sở
Next articleChiết xuất Nấm Linh Chi –Sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe con người
Nguyễn M Châu
Chào các bạn,mình là Minh Châu,Mình thích sưu tầm và chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm,bài học hay trên internet. Bởi vì "Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi". Hy vọng nếu mọi người thích bài viết thì hãy Like &Share cho bạn bè cùng đọc nhé!!! ♥ Xin cám ơn.