Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ. Để hiểu được vì sao trẻ bị viêm tai giữa và biết cách điều trị tốt nhất, việc đầu tiên là cha mẹ cần biết cầu tại của tai như thế nào?
Tai là bộ phận được chia ra làm 3 phần, đó là tai ngoài, tai giữa và tai trong
1. Phần tai ngoài:
Đây là phần tai bao gồm vành tai và ống tai ngoài, là phần ta dễ dàng nhìn thấy nhất.
2. Phần tai giữa:
Đây là phần gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai. Màng tai chính là màng nhĩ, là một màng mỏng hình bầu dục, lõm ở giữa. Phần màng tai có lớp xơ ở giữa khá chắc, nhưng lại rất dễ bị phá hủy và gây thủng khi có viêm nhiễm hoặc ứ đọng dịch trong tai giữa.
Màng tai cũng dễ bị rách thủng khi có các chấn thương. Tai giữa có vai trò rất quan trọng trong cơ chế sinh lý nghe, nhất là hệ thống màng nhĩ – xương con. Bất kỳ một trục trặc nào trong màng tai này như thủng màng nhĩ, cứng khớp giữa các xương con, tiêu hỏng 1 trong các xương con, sẽ đều gây nên gián đoạn sự dẫn truyền sóng âm vào tai trong, nặng nhất sẽ dẫn đến điếc.
3. Phần tai trong:
Đây chính là đầu mối thần kinh tiếp nhận các tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thính giác lên não. Bởi điều này người ta mới nghe được. Phần tai này nằm trong một hốc xương có hình xoắn 2 nên được gọi là ốc tai.
Ở trẻ em thường bị mắc bệnh viêm tai giữa. nguyên nhân thường do viêm cấp do nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong hòm tai mà thành.
Ở trẻ em, bộ phận vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi thường ngắn hơn, khẩu kính lai lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Nếu như em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Lúc trẻ khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai. Nặng nhất chính là những biến chứng nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do nguyên nhân là viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII). Do đó nếu như phát hiện trẻ bị viêm tai giữa thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.