Tìm hiểu về hiện tượng/bệnh vàng da ở trẻ em

Tìm hiểu về hiện tượng/bệnh vàng da ở trẻ em

Vàng da ở trẻ sơ sinh.

Vàng da ở trẻ nhỏ là hiện tượng không hiếm gặp. Có hai loại vàng da ở trẻ sơ sinh đó là vàng da sinh lý, và vàng da bệnh lý. Nếu trẻ em gặp trường hợp một thì bé sẽ tự khỏi sau một thời gian, còn với trường hợp vàng da bệnh lý cần được ba mẹ kịp thời điều trị. Mời bạn cùng HOCNUOICON tìm hiểu thêm về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh:

Vàng da sinh lý: thường xuất hiện khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ tốt và hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, không cần điều trị và không nguy hiểm.

Vàng da bệnh lý: hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ em bị sinh non. Các bé bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được thăm khám sớm trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:

Giữa hiện tượng vàng da sinh lý đến bệnh lý rất mong manh. Hơn nữa, có những bé dù không có triệu chứng của vàng da, không nôn, vẫn chơi bình thường nhưng chất Bilirubin (chất gây nên vàng da ở trẻ) đã thấm vào não. Vì thế, có điều kiện, tốt nhất cho con tới viện khám để được lấy máu kiểm tra. Nếu bilirubin đến ngưỡng quy định bé sẽ được chiếu đèn điều trị.

Hơn nữa, hầu hết trẻ sơ sinh sau 2 – 3 ngày là bị vàng da sinh lý, còn nếu bị vàng da trong 1- 2 ngày đầu sau sinh thì đến 80 – 90% là vàng da bệnh lý. Đặc biệt phải lưu tâm tới vàng da ở trẻ sinh non vì não của những trẻ này chưa hoàn thiện nên lượng bilirubin dù thấp hơn ngưỡng cho phép thì đã phải chiếu đèn điều trị.

Cách phát hiện vàng da ở trẻ:

Việc phát hiện vàng da không khó, bạn chỉ cần để bé dướng ánh đèn tuýp. Màu da vàng sẽ dễ dàng được cảm nhận bằng mắt thường của ba mẹ.

Bạn cũng có thể dùng đầu ngón tay ấn vào vùng mũi, vùng trán trên cơ thể trẻ: Nếu thấy màu vàng đậm chứ không phải màu trắng như trẻ bình thường thì có thể bé bị vàng da.

Một số biểu hiện bất thường của bé như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi ngoài phân su.

Làm gì khi trẻ bị vàng da?

Trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Sắp xếp cho bé ở gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng là tốt nhất). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn biến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.

Ngoài ra bác sĩ cũng khuyên bạn nên bật đèn sáng kể cả buổi đêm trong thời gian từ 2 -4 tuần đâu tiên của bé.

Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:

– Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

– Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Vậy: bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi con, sáng suốt và nhanh nhẹn để đưa ra cách xử lý cũng như biện pháp tốt nhất cho con mình. Nếu bạn có ít kinh nghiệm, hãy hỏi, hãy liên lạc với bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh:

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị vàng da?

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.

Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Một số yếu tố dẫn đến hiện tượng vàng da sơ sinh?

– Trẻ đã có anh/chị bị vàng da

– Trẻ tiểu tiện không đủ ướt tã và làm tã bẩn

– Bị bầm tím khi sinh cũng là một lý do.

– Đẻ non

– Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh)

– Mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh thì con cũng có tỷ lệ vàng da cao hơn

5 comments

5 bình luận

Ngoc Huong Nguyen ·

Boss tại MT’Shop.

:-#

28 Tháng 9 2014 11:41

Đào Thị Thu Dung ·

Kế toán tại Thái Bình

con em được 15 tháng tuổi mấy hô vùa qua cháu bị viêm phôỉ nay đã khỏi nhưng tôi thấy ra cháu nó vàng da cho tôi hỏi cháu có bị làm sao ko

26 Tháng 11 2014 21:28

Tam Nguyen ·

Làm việc tại BIDV

Bật đèn tuýp hay đèn vàng vậy u

6 Tháng 7 2015 7:14

Nguyệt Tú Nguyễn ·

Làm việc tại Hanoi, Vietnam

Bật đèn tuyp nhé!

18 Tháng 9 2015 12:02

Đinh Thanh Hoa ·

SINH VIÊN tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

cháu nhà em 8 tháng tuổi, cháu còi hơn so với các bạn cùng lứa tuổi , nhưng cháu vẫn ăn khỏe , chơi ngoan bình thường, nhưng cháu có hiện tượng vàng da, màu da vàng nhạt e cũng cho cháu thường xuyên sưởi nắng , mọi ng kêu quá e cũng sót ruột, các bác cho e lời khuyên cái ạ

20 Tháng 12 2015 23:54

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.