Trình tự của một ca sinh thường có sử dụng biện pháp trợ sinh

Cận cảnh quá trình của một ca sinh thường
Hầu hết phụ nữ đều muốn đẻ tự nhiên, nhưng càng gần đến ngày sinh, họ càng hồi hộp và lo lắng. Không ca sinh nào giống nhau nhưng hiểu rõ các bước của một ca sinh thường sẽ giúp họ cảm thấy yên tâm hơn. Phương pháp sinh thường hay còn được gọi là sinh qua đường âm đạo, và nó được chia ra thành 2 dạng nhỏ sinh thường tự nhiên và sinh thường có hỗ trợ. 
Trong một ca sinh thường tự nhiên, em bé được sinh ra mà không cần các thiết bị hỗ trợ như kéo, kẹp và hút chân không. Còn trong một ca sinh có trợ giúp, em bé được sinh ra do tác động của các thiết bị trợ sinh như đã kể trên. Dưới đây là những bước cơ bản nhất trong tiến trình của một ca sinh thường mà bà bầu nào cũng nên biết.
1. Khởi phát chuyển dạ
Khởi phát chuyển dạ là bước đầu tiên của quá trình sinh. Bạn có thể có cơn chuyển dạ tự nhiên và sau đó được kích thích thêm bằng thuốc hoặc kỹ thuật thủ công để rặn đẻ nhanh, dễ hơn và bớt đau đớn hơn. 
Cận cảnh quá trình của một ca sinh thường
2. Rạch tầng sinh môn
Hầu hết các trường hợp bà đẻ phải rạch tầng sinh môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp ca đẻ thường diễn ra nhanh hơn. Vết rạch được cắt tại phần da ở giữa âm đạo vầ hậu môn (đáy chậu). Điều này không những giúp em bé được ra ngoài nhanh hơn, an toàn hơn mà còn bảo vệ đáy chậu của mẹ khỏi bị tổn thương. Trong các tình huống sau đây, cắt tầng sinh môn được phép thực hiện:
– Em bé ở vị trí ngôi mông
– Em bé to và nặng cân    
– Quá trình sinh thường diễn ra quá lâu do đáy chậu dày và cứng
Các biến chứng khi cắt tầng sinh môn
Việc cắt tầng sinh môn chỉ được thực hiện trong những tình huống bắt buộc và có thể gây ra một vài biến chứng sau:
–    Tổn thương cơ vòng hậu môn và trực tràng của mẹ
–    Gây ra chảy máu quá nhiều
–    Tụ máu ở âm hộ
3. Hút chân không
Trình tự của một ca sinh thường có sử dụng biện pháp trợ sinh
Hút chân không là một quá trình hỗ trợ sinh thường quan trọng. Tại thời điểm đầu của em bé không thể lọt qua cửa âm đạo, bác sĩ sẽ là người quyết định sử dụng dụng cụ hút chân không để hỗ trợ trẻ ra ngoài nhanh hơn. Hút chân không được đặt vào đầu của em bé và hút đầu của em bé hướng ra phía ngoài. Trong các trường hợp dưới đây, hút chân không sẽ được thực hiện:
– Nếu người mẹ kiệt sức
– Quá trình chuyển dạ diễn ra quá lâu
– Nếu người mẹ bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim
– Suy thai do thiếu oxy
Các biến chứng khi dùng hút chân không
Sử dụng hút chân không có thể gây ra một vài biến chứng phổ biến sau:
– Vết bầm tím trên đầu em bé
– Sưng đầu em bé tạm thời
– Chảy máu trong hộp sọ
4. Dùng kẹp forcep
Kẹp forcep cũng là công cụ trợ sinh thường giống như hút chân không, dùng để kẹp em bé và kéo ra ngoài. Kẹp bao gồm 2 nhánh thìa cong được đưa vào âm đạo, kẹp chắc vào đầu em bé. Bác sĩ sẽ giữ cán kẹp ở bên ngoài và nhẹ nhàng kéo em bé ra. Các trường hợp kẹp forcep được sử dụng:
–    Người mẹ kiệt sức
–    Quá trình chuyển dạ kéo dài
–    Người mẹ bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim
–    Người mẹ bị chảy máu quá nhiều
–    Người mẹ bị gây tê màng cứng và không để rặn đẻ
–    Suy thai
–    Em bé ở tư thế ngôi mông
Các biến chứng khi dùng kẹp forcep
Dùng kẹp forcep dễ gây ra các tồn thương và biến chứng cho cả mẹ và em bé, bao gồm:
–    Vết bầm tím tạm thời trên đầu em bé
–    Biến dạng xương sọ và tổn thương xương cột sống của em bé
–    Kết nối bất thường giữa trực tràng và âm đạo
–    Chấn thương ở mắt (rất hiếm)
Trong trường hợp em bé được chẩn đoán không thể được sinh bằng đường âm đạo, bác sĩ tiến hành phẫu thuật sinh mổ để hạn chế rủi ro cho cả mẹ và bé đặc biệt là trong trường hợp đa thai.
Xem thêm

Cách tính tuổi thai

Cách tính ngày dự sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Nguyễn MaiNguồn: THS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.