Bé con của mẹ phát triển ra sao trong tuần này?
Bé tuần này đã nặng khoảng 340gr và khoảng 27cm, dài cỡ một củ cà rốt. Mẹ sẽ sớm cảm thấy như con đang tập võ trọng bụng mẹ vì những cử động ban đầu của bé là những lần đạp và huých nhẹ . Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện. Nếu con là một nàng công chúa, âm đạo của con cũng bắt đầu được hình thành.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Mẹ bầu có thể cảm thấy khá dễ chịu trong những ngày này. Cơ thể mẹ vẫn chưa quá béo và những cảm giác khó chịu của thai nghén dường như đã biến mất hoàn toàn. Nếu mẹ cảm thấy thoải mái như vậy, hãy thư giãn và tận hưởng cuộc sống bà bầu khi mẹ có thể vì quý 3 sắp tới sẽ là một giai đoạn không ít khó khăn.
Tuy rằng giai đoạn này mang lại cảm giác thoải mái cho mẹ nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ không gặp phải bất kì trở ngại nào. Mẹ cũng không nên uống bất kì loại thuốc trị mụn hay bất cứ thuốc gì khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, vì nó có thể đe dọa cuộc sống của em bé trong bụng.
Mẹ cũng rất dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch trong giai đoạn này. Khi thai lớn dần, áp lực lên các mạch máu ở chân cũng tăng lên. Đồng thời, lượng progesterone cao càng làm tình trạng thêm xấu đi. Khả năng bị giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn nếu các thành viên khác trong gia đình đã đã từng bị giãn tĩnh mạch. Đồng thời, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể tồi tệ hơn ở những lần mang thai tiếp theo hoặc mẹ mang thai khi đã có tuổi. Để giảm chứng giãn tĩnh mạch, mẹ nên tập thể dục mỗi ngày, kê cao chân và bàn chân của mẹ những lúc có thể và nên nằm nghiêng về bên trái trong khi ngủ.
Mẹ có thể thấy các tĩnh mạch nổi lên trên da rõ rệt hơn, đặc biết ở các vị trí như mắt cá chân, cẳng chân hay mặt. Những tĩnh mạch này có dạng như hình mạng nhện, rễ cây…. Và sẽ biến mất sau khi sinh con ra.
Clip: Hành trình kì diệu của bé trong bụng mẹ từ tuần 21 đến tuần 27
Tình dục trong suốt giai đoạn thai nghén
Một số phụ nữ mang thai cảm thấy ham muốn tình dục của họ cao hơn bao giờ hết. Mẹ có thể cảm thấy rất bị kích thích khi lượng máu chảy qua vùng chậu tăng lên hay sự thay đổi nội tiết tố làm âm đạo như được bôi trơn.
Nhưng nếu mẹ không cảm thấy bất kì ham muốn nào thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường. Vì đôi khi, mẹ gặp những khó khăn với những cơn đau nhức, không hấp dẫn hoặc đơn giản chỉ là mệt mỏi. Những khi như thế, mẹ nên nói cho bố biết và hãy trấn an bố rằng mẹ rất yêu bố để nhận được sự cảm thông và giúp đỡ từ bố mẹ nhé. Thỉnh thoảng, mẹ cũng có thể ôm, hôn hay vuốt ve bố của em bé, chỉ thế thôi cũng đủ để thể hiện tình cảm gắn bó rồi.
Mẹ sẽ cần phải tránh nếu có bất kì triệu chứng nào sau đây:
– Nhau tiền đạo
– Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
– Đau bụng
– Suy cổ tử cung
– Cổ tử cung giãn
– Vỡ nước ối (thậm chí là chỉ bị rò rỉ một chút)
Mẹ cũng có thể phải kiêng nếu 1 trong 2 người – vợ hoặc chồng mắc chứng mụn rộp sinh dục hay có bất kì nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nào trừ khi đã được điều trị và có xét nghiệm âm tính.
Mẹ nên làm gì tuần này?
Hãy nghĩ đến chuyện sắm sửa đồ đạc cho bé dù lúc này chưa cần vội vàng mua ngay, nhưng cứ lên danh sách những thứ mà 2 mẹ con cần trước đi. Sự chuẩn bị sớm này sẽ giúp mẹ có thể mua đầy đủ mọi thứ cho bé, tất nhiên, nên tham khảo ý kiến của các bà mẹ khác để không lãng phí tiền vào những món đồ không cần thiết nhé!
Xem thêm
Thai nhi 22 tuần tuổi
Bà bầu nên ăn gì
Bà bầu không nên ăn gì?
Minh Phương (BBC)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.