Cách tạo lại tán cây mai sau Tết

Cách tạo lại tán cây mai sau Tết 1

Sau khi đã trưng chơi trong những ngày Tết, để có được những cây mai có tán đẹp trưng chơi tiếp cho Tết năm sau, bạn tiến hành như sau:

Sau những ngày trưng trong nhà, những chậu mại cần được trồng ra đất và chăm sóc, cải tạo, tạo lại tán để trưng vào Tết năm sau. Trong bài viết này ChaMeCuaCon.com sẽ chia sẻ đến bạn các phương pháp thực hiện tạo lại tán cây mai.

  • 1

    Sau những ngày Tết mai cần được vặt hết nụ hoa và hạt (nếu có) sau đó bạn dùng kéo để cắt bớt một phần ngọn nhánh. Độ dài các đoạn cành cắt đi nhiều hay ít tùy thuộc vào nhành lớn hay nhỏ nhưng cắt đi khoảng trên dưới 10 cm là phù hợp. Sau khoảng 20 ngày thì ở dưới những chỗ cắt sẽ ra những tược mới, những tược này sẽ giúp cây mai có tán dày dặn hơn.

    Cách tạo lại tán cây mai sau Tết 1

    Tạo lại tán cây mai sau tết
  • 2

    Trong quá trình chăm sóc mai nếu thấy tược phát triển quá dày và quá dài thì bạn có thể tỉa nhẹ để tạo lại tán mai cho gọn gàng.

    Khi các tược mới này dài được khoảng 20 cm và lá mai cũng đã già thì bạn dùng dây nhôm quấn vào những tược mọc không đúng ý muốn và uốn kéo về vị trí thích hợp đồng thời chỉnh sửa lại cho tán được tròn trịa.

  • 3

    Khi vào đầu mùa mưa bạn tiến hành bỏ bớt đất trong chậu mai để thay bằng loại đất mới có nhiều chất dinh dưỡng. Loại đất này sẽ bao gồm một phần phân hữu cơ hoai mục trộn một phần cám sơ dừa, hai phần tro trấu.

    Lượng đất bỏ đi để bổ sung đất mới nhiều hay ít tùy thuộc vào kích thước của cây mai lớn hay nhỏ, còn khỏe hay còi cọc. Đến khi đã dần tạo thành tán mai vào khoảng tháng 10 và tháng 11 âm lịch, bạn tháo bỏ dần những dây nhôm đã quấn các tược trước đó.

    Cây mai

    Tạo lại tán cây mai là một việc thực hiện dài lâu
  • 4

    Sau khi tạo lại tán cây mai thành công, để cho hoa mai nở hoa đúng dịp Tết bạn cần làm theo các bước sau đây:

    – Lặt lá mai vào khoảng trung tuần tháng chạp, tuy nhiên thời điểm lặt lá có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế của cây.

    – Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân trồng mai chuyên nghiệp thì nếu thấy khoảng ngày 13, 14 tháng chạp mà mai đã có nụ nhỏ hơn hạt đậu xanh, nhiều đầu nhỏ thì nên lặt lá ngay còn nếu nụ lớn bằng hạt đậu xanh và ít nhọn thì đợi đến khoảng ngày 16, 17 tháng chạp mới lặt lá để đến ngày 23 tháng chạp mai sẽ bung vỏ lụa ở nụ là vừa.

  • 5

    Nếu đến ngày cúng ông Táo 23 tháng chạp mà nụ mai chưa bung vỏ lụa thì chắc chắn hoa mai sẽ không nở vào đúng Tết.

    Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách làm của một số “nghệ nhân” ở Long An, Vĩnh Long như sau:

    – Nếu nụ hoa mai chưa bung vỏ: Phải thúc cho nở sớm bằng cách đem chậu mai ra phơi nắng và tưới nước vào giữa trưa, nếu muốn nhanh hơn thì tưới bằng nước nóng khoảng 40 độ C hoặc thắp đèn sưởi ấm ban đêm.

    – Nếu nụ mai đã bung vỏ lụa: Cần đem chậu mai vào chỗ mát, lấy vảo đen che cây, chỉ tướu nước vào buổi tối. Tưới phân urê vào nước tưới để kích thích cho cây mai ra lá non sẽ có tác dụng kìm hãm, làm cho hoa nở chậm lại.

Trên đây là một số hướng dẫn tạo lại tán cây mai sau Tết và cách chăm sóc cho mai ra hoa đúng thời điểm bạn có thể tham khảo. Chúc bạn thực hiện thành công!.

XEM THÊM:

  • Cách chăm sóc mai vàng nở đúng dịp Tết Nguyên Đán
  • Cách lặt lá mai Tết để hoa nở đúng dịp đón xuân
  • Cách ghép cây mai nhiều màu cho Tết thêm rực rỡ