Tuần tự những việc quan trọng nhất cần làm suốt thai kì (tt)

Tuần tự những việc quan trọng nhất cần làm suốt thai kì (tt)

Tiếp theo phần 1, mẹ hãy check xem những tháng sắp tới cần làm những gì nữa nhé!

11. Kiểm soát cân nặng

Những thay đổi trong khẩu phần ăn cho bà bầu có thể khiến mẹ tăng cân nhiều. Hãy kiểm soát cân nặng của mình. Tránh tăng cân quá nhiều vì có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

12. Hiểu về những thay đổi trên cơ thể

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, những thay đổi đầu tiên có thể là tóc mọc dày hơn, da sẫm màu hơn và mọc nhiều mụn. Giữa thai kỳ mẹ có thể bị rạn da, ngứa ngáy hoặc nổi ban. Cuối thai kỳ mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng, đi tiểu thường xuyên, táo bón…

13. Biết những gì nên tránh

Mẹ bầu nên tránh uống rượu, hút thuốc và các chất kích thích khác nếu muốn con phát triển toàn diện và không bị dị tật hay khiếm khuyết cơ thể khác.

14. Nên kiêng ăn loại thực phẩm nào

Khi mang thai cần tránh ăn một số loại thực phẩm như phô mai chưa tiệt trùng, sữa chua chưa tiệt trùng, thịt nguội, trứng sống, trứng lòng đào hoặc sò ốc sống. Vì vi khuẩn, ký sinh trùng và các chất độc có thể gây hại cho thai nhi.

Tuần tự những việc quan trọng nhất cần làm suốt thai kì (tt)

15. Biết các triệu chứng nguy hiểm

Ngay khi phát hiện những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu, tiền sản giật, rò rỉ nước ối, mẹ bầu nên đến bệnh viện để khám và theo dõi ngay lập tức.

16. Thời điểm biết giới tính thai nhi

Vào khoảng 10-13 tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu có lần siêu âm thai đầu tiên. Lúc này mẹ có thể nhìn thấy em bé của mình – dù em bé bé tý xiu và nghe tim thai của bé. Đến tuần thứ 16-20, mẹ mới có thể biết chính xác giới tính thai nhi.

17. Đặt tên cho con

Đặt tên ở nhà và tên chính cho con luôn khiến các ông bố bà mẹ hạnh phúc, kể cả khi phải đau đầu tìm cái tên đẹp nhất.

18. Thông báo tin vui với gia đình và bạn bè

Thông thường, mọi người hay kiêng thông báo tin vui trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì lúc này thai nhi còn bé và sợ nguy cơ bị sảy thai. Bạn có thể thông báo tin này với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vào giai đoạn giữa thai kỳ.

19. Cân nhắc tài chính

Cần lên kế hoạch tài chính rõ ràng cho các khoản như đi sinh, nằm viện, nuôi con…Với kế hoạch này mẹ sẽ không bị động và luôn kiểm soát mọi tình hình.

20. Duy trì sự gần gũi với chồng

Các mẹ khi mang thai thường có tâm lý quá quan tâm đến con mà quên mất việc chăm sóc quan tâm đến chồng. Điều này sẽ khiến các ông bố tương lai tủi thân lắm nên mẹ hãy gần gũi bố và quan tâm bố hơn nhé.

Việt HàNguồn: LH

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.