Về thăm vẻ đẹp của làng Chuông Hà Tây cũ

Chiếc nón lá gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, đi theo họ trên cánh đồng lam lũ, ngày nay trên cả sàn diễn thời trang, người nước ngoài khi đến Việt Nam cũng rất thích nón lá Việt

Làng chuông xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, xưa là trang Thời Trung, là nơi thờ Đức phùng Hưng – Bố cái Đại Vương đã tế cờ, xuất quân đánh giặc tại Quán Thượng. Làng Chuông có lệ con gọi cha đẻ là Bác, Thầy, Cậu, Chú, mà không được gọi cha đẻ là Bố, vì Thành Hoàng Làng Chuông là Bố Cái Đại Vương. Làng Chuông nổi tiếng cả nước có nghề làm nón. Làng Chuông có 7 thôn, 21 xóm, mỗi xóm từ ngày xưa cách nhau bằng con đường xây gạch bổ cau.

Làng chuông, xã Phương trung, Tổng Phương Trung là một.Trên đường đi Chùa Hương tích kể từ ngã ba Ba La, Hà Đông; Đi 18 km theo quốc lộ 21B thì thấy cổng Làng Chuông bên phải. Làng Chuông có 2 con đường chính để đi vào, một đưởng trải nhựa tới bờ sông Đáy, qua cầu Văn Phương sang xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, một đường bê tông rộng, đều rẽ từ Quốc lộ 21B xe tải đi tốt.Làng Chuông có 2 thôn có đất ở ngoài đê Đáy. Đê Đáy đổ bê tông thuận lợi từ xã Cao Dương lên, và từ xã Kim Thư xuống Làng Chuông. Làng Chuông có chợ Chuông từ lâu đời.Chợ Chuông họp mỗi tháng có 6 phiên chính vào ngày 4 và ngày 10 âm lịch. Chợ chuông có Bia lập Thị từ thời Nguyễn….Làng Chuông là nơi học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc học tập và trưởng thành, trường tiểu học Phương Trung A có bia kỷ niệm của học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc học tập ở đây…

Video giới thiệu về làng Chuông: