Vì sao nhân sự thường nghỉ việc?

Nghỉ việc chỉ vì ghét sếp là một lý do lãng xẹt!

 

Lịch làm việc cứng nhắc

Đành rằng là lịch làm việc 8h/ngày luôn là một quy chuẩn cho người lao động, nhưng nhiều khi do đặc thù công việc (nhất là những công việc đòi hỏi sự sáng tạo) thì việc ngồi một chỗ để “sáng tạo” trong khuôn khổ 8h đồng hồ thì không khác gì một cực hình.

Thay vì ngồi một chỗ tại văn phòng, nếu phía công ty linh động thời gian và địa điểm làm việc bằng chốt hạn mức và deadline cho những công việc có đặc thù riêng thì sẽ có hiệu quả hơn so với việc áp người lao động phải ngồi một chỗ và làm việc.

Mâu thuẫn sẽ xảy ra khi phía công ty không chịu hiểu vấn đề đó mà khăng khăng “làm việc theo kỉ luật, theo tổ chức” thì việc nhân sự ra đi là việc hiển nhiên.

Người quản lý thích “hành là chính”

Ở nhiều công ty  hiện nay, thay vì linh động và tối giản những quy định, quy chế lằng nhằng để thuận tiện cho người lao động làm việc ổn định thì vẫn còn một số bộ phận người quản lý có sở thích “hành là chính”. Ví dụ như: Hồ sơ nộp nếu thiếu một tờ khai thì cũng không được linh động, thiếu giấy khám sức khỏe sáu tháng gần nhất…rồi quy định nghỉ phép ngặt nghèo, quy chế phạt chậm giờ làm dù chỉ 1 phút …vv…

Những quy chế, quy định sinh ra là để nhân sự làm theo cho chuẩn chuyên nghiệp, những quy định là do con người tạo ra, và nó hoàn toàn có thể thay đổi. Hãy nhìn nhận đúng năng lực làm việc của người lao động đó và ưu tiên xử lý các thủ tục hành chính chứ không nên săm soi và bới lỗi những lỗi nhỏ nhặt từ phía nhân sự, chỉ là những lỗi nhỏ nhặt vậy thôi nhưng nhiều lần sẽ gây khó chịu và ức chế cho người lao động, khiến họ mất đi hứng thú làm việc.

Vì sao nhân sự thường nghỉ việc?

Nhân sự giỏi bị trù dập

Chẳng còn gì tệ hơn một môi trường làm việc mà những người tài giỏi là không có cơ hội được thăng tiến, việc một công ty không có chế tài dành cho nhân sự giỏi, cũng không có đánh giá năng lực với nhân viên, người giỏi cũng như người kém sẽ khiến cho người lao động cảm thấy không có tương lai và có sự gắn kết, cũng như ý chí phấn đấu, vì thăng tiến đồng nghĩa với mức thu nhập của họ. Một nhân sự giỏi sẽ không bao giờ muốn chôn vùi năng lực của mình ở một môi trường như vậy.

Môi trường làm việc không thân thiện

Môi trường làm việc cạnh tranh tích cực luôn khiến cho người lao động cảm thấy có động lực, nhưng nếu một công ty lúc nào cũng bóc lột sức lao động của nhân viên, thường xuyên cắt thưởng, chậm lương, tăng ca, phạt liên miên…ông chủ đối xử với nhân viên hách dịch, tàn tệ thì chẳng có một người lao động nào muốn ở lại làm việc với công ty đó cả. Chưa kể còn các yếu tố khách quan tác động nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là đồng nghiệp thiếu thân thiện với nhau, đó cũng là một yếu tố mà nhân sự sẵn sàng rời bỏ công ty.

Tiền lương nhập nhằng

“Đi làm công ăn lương” là câu nói cửa miệng của tất cả người lao động, mọi vấn đề mâu thuẫn hay không nhiều khi chủ đề xoay quanh cũng chỉ là tiền lương. Một công ty liên tục có những động thái không rành mạch trong việc trả lương cho người lao động sẽ bị liệt kê vào danh sách những công ty không thể “chơi’ được, chuyện nghỉ việc để tìm một môi trường mới thân thiện, minh bạch để làm việc là chuyện rất hiển nhiên của người lao động.

Phượng Ớt

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.