Màu tím là sự pha trộng kết hợp một cách hài hòa giữa sự ổn định, nhẹ nhàng của màu xanh dương và sự mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng của màu đỏ. Trải qua thời gian, màu tím dần mang tính biểu tượng là đại diện cho sự sang trọng, quyền quý. Đồng thời, tím cũng là màu sắc gắn liền với những câu chuyện bí ẩn, ma thuật đầy quyền lực.
Màu tím cũng phần nào đó liên quan tới triết học, bản ngã của mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy, màu tím có tác động tích cực về mặt tinh thần cho con người trong các quyết định quan trọng, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống… Màu tím được mô tả là giúp chúng ta mở rộng hơn tiềm thức của bản thân, liên kết tâm trí với một cấp độ cao hơn của ý thức. Chính vì lẽ đó, màu tím là đại diện cho tương lai, trí tưởng tượng của con người được các nhà triết học cực kỳ yêu thích.
Nói một cách chính xác hơn thì màu tím liên quan đến thế giới quan, trí tưởng tượng của mỗi cá nhân. Màu tím được đa số thanh thiếu niên lựa chọn làm màu ưa thích nhiều hơn tới 75% so với các màu khác, đặc biệt là phái nữ. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… đều lấy cảm hứng sáng tác từ màu tím rất nhiều bởi tính bí ẩn, huyền bí của nó.
Màu tím nhìn chung là mang tới sức ảnh hưởng khá mạnh. Nhờ mang tính chất của màu đỏ mà tím mang tới 1 điều gì đó đầy sức mạnh, tự tin và tham vọng. Một môi trường với quá nhiều màu tím có thể khiến bạn bị trầm cảm, mệt mỏi, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương.
Màu tím nhạt hoặc màu của hoa oải hương là màu sắc nữ tính, duyên dáng, thanh lịch từ lâu đã được kết hợp với những phụ nữ giàu có, tinh tế. Trong khi màu tím đại diện cho hoàng tộc, hoa oải hương tượng trưng cho vẻ đẹp và nữ tính.
Mỗi ngươi ở các lứa tuổi khác nhau thì đều có quan niệm về màu tím là khác nhau. Đa phần đối với người trẻ tuổi thì màu tím là màu của hạnh phúc, tự do bay nhảy. Đến khi đứng tuổi hơn thì màu tím đối với họ lại trở nên là 1 điều gì đó sâu sắc, day dứt. Ở các quốc gia, nền văn hóa khác nhau thì quan niệm về màu tím cũng là khác nhau.
Tóm lại, một số trải nghiệm mà màu tím có thể mang tới cho con người gồm có:
- Nâng cao và kích thích tâm trạng
- Làm dịu tâm trí và thần kinh
- Cung cấp một cảm giác về tâm linh
- Khuyến khích sáng tạo và trí tưởng tượng
Ý nghĩa màu tím trên các nền văn hóa khác nhau
- Ở đa phần các nền văn hóa thì màu tím thường đại diện cho 1 trong 2 thái cực rõ ràng: tốt xấu, yêu ghét
- Thời cổ đại, trang phục màu tím chỉ dành cho vua chúa hoặc giáo hoàng ở các vùng Địa Trung Hải
- Ở Anh, Thái Lan, Italia, Brazin thì màu tím thường là màu báo hiệu cho người chết, thường mặc khi có dịp tang gia.
- Trên toàn thế giới chỉ có duy nhất 2 quốc gia có quốc kỳ màu tím đó là Cộng hòa Nicaragua (1908), đảo quốc Dominica (1967). Nguyên nhân chính là bởi giá thành sản xuất thuốc nhuộm tím quá đắt đỏ thời bấy giờ.
- “Trái tim tím – The Purple Heart” là huân chương cho sự dũng cảm ở Mỹ
- Văn hoá phương Tây gán màu Tím đại diện cho cộng đồng người đồng tính.
- Màu Tím được sử dụng trên rất nhiều nhân vật hoạt hình dành cho trẻ nhỏ như “Barney” và “Tinky Winky”
- Tại Ý, một người nghệ sĩ biểu diễn sẽ không bước ra sân khấu nếu họ phải có thứ gì đó màu tím trên người.
- Màu tím được ứng dụng để chữa trị các chứng bệnh liên quan tới tâm thần, rối loạn tâm trí, lo lắng.
- Hoàng đế la mã Julius Caesar và Augustus đều đưa ra quy định chỉ có đức Vua mới được mặc màu tím. Thời gian ông vua bạo chúa Nero cai trị, toàn bộ những ai bán màu tím đều bị xử tử.
- Wagner (nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức) sáng tác ra tác phẩm tuyệt nhất của ông trong một căn phòng màu tím.
Việc sử dụng quá nhiều màu tím trong thiết kế sẽ gây ra cảm giác khó chịu, khiến cho đôi mắt cảm thấy nặng nề và khó tập trung một bầu không khí tối tăm. Mặt khác, khi sử dụng đúng cách màu tím có thể tăng sự sáng tạo và tạo ra các hiệu ứng mãn nhãn người xem.