Lợi ích của lá trầu không
Lá trầu không là loại lá rất phổ biến trong mỗi gia đình Việt. Loại lá này có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm, canxi. Bởi thế, chúng có tác dụng kìm chế và đẩy lùi các melamin.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, 1 số thành phần trong lá trầu không còn có công dụng trị nám tàn nhang và khử trùng rất tốt.
Ngoài ra, với giá thành rẻ và phổ biến, bạn có thể dễ dàng chế biến cho mình một loại “thần dược” trị nám chỉ với vài ngàn đồng mà không phải tốn nhiều chi phí với nhiều loại kem làm đẹp khác nhau.
Mặt nạ lá trầu không trị nám, mụn
– Bạn rửa sạch lá trầu không bánh tẻ. Sau đó, ngâm sơ qua nước muối để đảm bảo những lá trầu không này sạch sẽ.
– Cho nắm lá trầu không vào nồi sạch. Đổ nước lã vào ngập hơn mặt lá từ 1 -1,5 đốt ngón tay rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 30 phút.
– Sau đó, lấy lá trầu không cho vào máy xay nhuyễn với một chút nước luộc.
– Bỏ lá trầu không đã được xay thật nhuyễn và nồi nước lá trầu không rồi tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi lá trầu được cô đặc như keo sền sệt.
– Tiếp tục bỏ keo vào 1 hũ sạch để trong tủ lạnh, đậy kín. Mỗi lần dùng, lấy muỗng múc ra 1 ít.
Cách làm
Bạn có thể rửa mặt sạch rồi lấy trầu không keo bôi lên mặt như làm mặt nạ khoảng 15-30 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Làm liên tục mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày liên tiếp. Sau đó 1 tuần làm 1 lần (đối với những vết nám nhẹ, còn những vết đậm thì có thể sử dụng thời gian lâu hơn).
Lưu ý
– Chỉ sử dụng trên vùng da có nám, không thoa rộng hết mặt
– Chỉ đắp hỗn hợp trong khoảng 10 phút, không lên quá lâu.
– Đắp 10 ngày liên tục sau đó chuyển sang 1 tuần 1 lần.
– Trong thời gian trị nám tàn nhang bằng lá trầu không bạn nên bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Bên cạnh đó, nếu những lần đầu sử dụng lá trầu không, bạn có thể không quen mùi hương của lá cũng như có thể cảm giác chóng mặt hay nhức đầu. Thực ra cảm giác chóng mặt đó là do mùi hương của lá có thể gây hưng phấn và kích thích cho não. Nếu cảm thấy khó chịu với mùi của lá, bạn nên giảm bớt nguyên liệu lại và tăng dần đều.
Lá trầu không trị mụn
Khi bạn bị mụn, nếu muốn thoát khỏi ám ảnh về mụn, bạn hãy sử dụng lá trầu không trị mụn nhé.
Cách làm
Sử dụng vài lá trầu không đem rửa sạch, lau khô, rồi vò nát và cho vào một ly nước nóng. Để khoảng 30 phút, cuối cùng lấy nước đó rửa mặt vài lần.
Hiệu quả
Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ bất ngờ với cách trị mụn trứng cá vừa đơn giản vừa hiệu quả này.
Bạn nên áp dụng biện pháp này 2 tuần một lần chứ không nên lạm dụng quá. Bởi nếu lạm dụng, làn da bạn sẽ bị khô đi vì dầu không vốn có đặc trưng là diệt khuẩn.
Lá trầu không trị bệnh phụ khoa
Như chúng ta đã biết, thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật… nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ.
Do đó, khi bị bệnh phụ khoa, bạn có thể dùng lá trầu không trị bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu. Như vậy, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Bởi rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da.
Cách làm
Rửa sạch lá trầu không (lá trầu không càng tươi càng tốt) rồi vò ra cho vào một cái bát có nắp đậy hoặc ấm hãm trà cũng được, rồi cho một rúm muối vào cùng.
Tiếp đó cho nước sôi vào, càng nóng càng tốt. Để chừng 15-30 phút rót ra chậu chuyên dùng để vệ sinh. Nếu nước trầu không mà nguội rồi thì cho thêm ít nước nóng vào cho ấm. Lấy nước đó để vệ sinh “vùng kín”, sau đó ngồi vào ngâm khoảng 15 phút. Nếu ngứa quá và có thời gian thì ngày rửa 2-3 lần không sao.
Nguồn: Theo Phụ Nữ Online
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.