3 bước để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

3 bước để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc một phần đầu tiên của ruột non bắt đầu bị mòn, lở loét. Các triệu chứng bao gồm cồn cào hoặc đau rát ở vùng bụng giữa xương ức và rốn, ợ hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân và cảm thấy mệt mỏi. 
Nếu bạn được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc để giảm đau và chữa lành các vết loét. Ngoài việc tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, những lưu ý dưới đây cũng cần được bạn ghi nhớ để tránh gây viêm loét nặng thêm và ngăn chặn bệnh tái phát trong tương lai.
1. Dùng thuốc
Khi bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Bạn cần thực hiện nghiêm ngặt việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
Bạn nên tránh các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Một số loại thuốc này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét và gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc thông thường như aspirin và ibuprofen có thể làm cho dạ dày dễ bị axit, gây hại cho dạ dày. Do đó, nếu bạn muốn dùng những loại thuốc này để điều trị đau đầu hoặc đau cơ, bạn cần kiểm tra kỹ các thành phần và xin tư vấn từ bác sĩ.
3 bước để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Bạn cũng cần cảnh giác với thuốc kháng axit. Nhiều loại thuốc này có thể làm giảm sự khó chịu của chứng ợ nóng và khó tiêu nhưng sẽ không điều trị được bệnh loét dạ dày. Nếu bạn muốn dùng thuốc kháng axit, bạn cần được bác sĩ tư vấn vì chúng có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu các loại thuốc khác.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Hãy tránh thực phẩm làm tăng axit trong dạ dày.  Một số người có thể ăn bất cứ thứ gì họ thích nhưng không phải ai cũng vậy. Bạn sẽ cần thời gian để xác định các loại thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống của mình. 
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên tránh chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chiên hoặc các loại thực phẩm béo và các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như bột hoặc đường. Hãy thận trọng với thực phẩm từ sữa. Bạc hà và các loại thực phẩm cay khác cũng cần tránh vì chúng sẽ làm axit dạ dày. Nước cam hoặc chanh có tính axit cao có thể gây kích ứng và khiến tình trạng loét càng thêm trầm trọng. Bạn cũng nên thận trọng với các thực phẩm như cà chua, hành tây và tỏi.
3 bước để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Chế độ ăn nhiều chất xơ luôn được khuyến khích với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác sẽ giúp kiểm soát việc sản xuất axit dạ dày. Nếu bạn không ăn các thực phẩm giàu vitamin đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, việc chữa lành các vết loét sẽ càng trở nên khó khăn.
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như quả việt quất, anh đào, cà chua, bí, ớt chuông), thực phẩm giàu flavonoid (táo, cần tây, nam việt quất, hành tây, tỏi và trà), giàu vitamin B và canxi (hạnh nhân, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, cải xoăn) cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh này. Ngoài ra, bạn đừng quên uống 6-8 ly nước mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn các bữa ăn theo một lịch trình cụ thể, đặc biệt nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Tránh ăn bất cứ thứ gì trước khi bạn đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hò.
3. Những điều cần tránh
Giảm uống rượu, dùng đồ uống có caffeine. Việc uống nhiều rượu sẽ gây nguy cơ cao khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và soda cũng sẽ làm gia tăng axit dạ dày. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên tránh các loại đồ uống này.
Bạn cũng nên tránh chất nicotine có trong thuốc lá. Các hóa chất trong khói thuốc có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, khiến bệnh viêm loét nặng nề hơn. 
Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng cần tránh căng thẳng càng nhiều càng tốt. Mặc dù mối liên quan giữa stress và bệnh viêm loét dạ dày không rõ ràng nhưng một số người mắc căn bệnh này thấy rằng khi căng thẳng trong cuộc sống của họ tăng lên, bệnh của họ dường như cũng trở nên nặng nề hơn. 
3 bước để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
 
Hải Đăng – (Dịch theo WH)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.