Sau bữa ăn nhiều người có thói quen uống các loại nước như: nước ngọt, nước lọc, nước chè, trà đá… Tuy nhiên bạn cần chú ý 3 loại thức uống quen thuộc cực hại cho cơ thể sau ăn.
-
1
Uống trà đặc
Trà đặc là một trong những thức uống phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người thường uống trà xanh sau bữa ăn với quan niệm để giúp sạch miệng và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế thói quen này gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, chất axit tannic trong lá trà sẽ kết hợp với khối protein vừa ăn vào chưa được tiêu hóa hình thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Đồng thời, việc uống nước trà đặc ngay sau khi ăn cũng kích thích các phản ứng hóa học trong cơ thể, hình thành các hợp chất có tính loại trừ khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng. Đây chính là nguyên nhân gây khó tiêu, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa, thậm chí tăng cường tích trữ các chất độc hại trong cơ thể.
Ngoài ra, một số chất trong lá trà gây cản trợ việc hấp thu sắt. Những người có thói quen uống trà đặc ngay sau bữa ăn thường phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt cao.
-
2
Nước lọc
Uống nước lọc sau khi ăn là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Tuy nhiên uống quá nhiều nước sau ăn sẽ làm bụng bạn bị to và dạ dày căng ra. Điều này sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn bị đình trệ, buộc dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh đó, uống nhiều nước sau khi ăn sẽ khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
-
3
Uống nước hoa quả
Nước hoa quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên uống nước hoa quả sau ăn là một thói quen không tốt. Cơ thể chúng ta vừa được bổ sung nhiều dinh dưỡng trong thức ăn nên uống quá nhiều nước hoa quả lúc này sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Trong nước hoa quả, đặc biệt là các loại quả chín có chứa nhiều đường, ảnh hưởng tới sự hấp thụ của dạ dày và tuyến tụy. Những nguyên tố vi lượng trong hoa quả hình thành những chất hòa tan, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, trái cây là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, có chứa các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Đặc biệt, một số nước ép trái cây có chứa nhiều plavon như cam, nho, quýt, lê… Đây là một chất dễ dàng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic làm ức chế công năng của tuyến giáp. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên uống nước hoa quả khi cơ thể ở tình trạng bình thường, sau ăn 1,5 – 2 giờ.