Bệnh sa dạ con sau khi sinh

Bệnh sa dạ con sau khi sinh

Sa dạ con (sa tử cung) là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và thuờng lao động nặng sau khi sinh.

  • 1

    Nguyên nhân của sa tử cung sau khi sinh

    Nguyên nhân chủ yếu gây sa dạ con ở sản phụ là do lao động nặng quá sớm sau khi sinh. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Ngoài ra cũng có thể do suy nhược toàn thân, nhưng ít gặp. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.

    Trong một số trường hợp vị trí của tử cung thay đổi bao gồm tử cung tụt xuống hoặc dịch chuyển sang trái, sang phải, ra phía sau xương chậu. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do sau khi sinh sản phụ ít vận động, nằm ngửa quá lâu, ngồi lâu, hoặc có thói quen nằm nghiêng một bên.

    Bệnh sa dạ con sau khi sinh

  • 2

    Ảnh hưởng của bệnh và cách xử trí

    Sa dạ con khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, với những mức độ khác nhau. Bệnh có 3 mức độ:

    Mức độ 1: dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo

    Mức độ 2: cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo

    Mức độ 3: toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.

    Thông thường phụ nữ sau khi sinh thường bị ở mức độ nhẹ, đó là mức độ 1, nặng hơn một chút là ở độ 2, bệnh nhân có cảm giác nặng, trì xuống và căng tức ở vùng âm hộ, một khối rõ rệt lồi hẳn ra sau khi lao động nặng nhọc. Có thể có hiện tượng đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt.