Bông cải xanh rất giàu chất dinh dưỡng. Những chất này đều có lợi cho tiêu hóa, hệ tim mạch và hệ thống miễn dịch. Nó cũng có đặc tính kháng viêm và thậm chí ngăn ngừa cả ung thư. Thêm vào đó, bông cải xanh có hàm lượng natri và calo thấp, chỉ khoảng 31 calo mỗi khẩu phần. Đây cũng là một loại rau không có chất béo.
Bông cải xanh rất giàu chất xơ, vitamin C, kali, B6 và vitamin A. Victoria Jarzabkowski, một nhà dinh dưỡng thuộc Viện Thể dục thể thao tại Đại học Texas ở Austin đã ca ngợi rằng: “Bông cải xanh là một loại rau củ không chứa tinh bột và có một lượng lớn protein.”
Bông cải xanh cũng chứa nhiều hóa chất thực vật có khả năng chống oxy hóa. Hóa chất thực vật là những chất có sẵn trong các loại thực vật và chịu trách nhiệm về màu sắc, mùi vị và hương vị của chúng. Các hóa chất thực vật trong bông cải xanh rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Chúng bao gồm glucobrassicin, carotenoid, zeaxanthin, beta-carotene, kaempferol và flavonoid.
Chất chống oxy hóa là những hóa chất được cơ thể sản xuất hoặc được bổ sung từ thực phẩm như trái cây, rau và ngũ cốc. Chất chống oxy hóa có thể giúp tìm và trung hòa các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định được thực hiện trong quá trình chuyển hóa. Vấn đề nguy hiểm nhất mà chúng có thể gây ra đó là dẫn đến ung thư. Bông cải xanh chứa cả lutein, một hợp chất chống oxy hóa, và sulforaphane, một chất chống oxy hóa rất mạnh. Bông cải xanh cũng chứa các chất dinh dưỡng bổ sung, bao gồm cả một số magiê, phốt pho, một ít kẽm và sắt.
Sau đây là những lợi ích vô cùng quý giá của bông cải xanh đối với sức khỏe.
Ngăn ngừa ung thư
Có lẽ lợi ích lớn nhất của bông cải xanh đối với sức khỏe là khả năng giúp ngăn ngừa ung thư. “Bông cải xanh là một loại rau họ cải, và tất cả các loại rau trong nhóm này có thể được bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư dạ dày và đường ruột,” Jarzabkowski nói.
Hiệp hội Ung thư Mỹ đã ghi nhận chất isothiocyanates trong bông cải xanh, bao gồm sulforaphane và indole-3-carbinol có tác dụng thúc đẩy các enzyme giải độc và hoạt động như chất chống oxy hóa, giảm kích thích oxy hóa. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Giảm cholesterol
Bông cải xanh có thể giúp giảm cholesterol vì các chất xơ hòa tan trong rau sẽ liên kết với cholesterol trong máu. Điều này làm cho các liên kết cholesterol dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm mức độ cholesterol.
Giải độc
Hóa chất thực vật glucoraphanin, gluconasturtiin và glucobrassicin là một bộ ba tuyệt vời trong bông cải xanh. Chúng kết hợp lại và hỗ trợ quá trình giải độc của cơ thể, kích hoạt để trung hòa và loại bỏ các chất gây độc. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học của Mỹ phát hiện ra rằng mầm bông cải xanh đặc biệt có tác dụng mạnh trong vấn đề này.
Sức khỏe tim mạch
Ngoài việc giảm cholesterol, bông cải xanh có lợi cho tim mạch bởi nó giúp giữ cho mạch máu ổn định. Chất sulforaphane trong bông cải xanh cũng là một chất chống viêm và có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược tổn thương mạch máu gây ra bởi các vấn đề đường huyết mãn tính. Vitamin B kép trong rau có thể giúp điều chỉnh hoặc giảm homocysteine dư thừa. Homocysteine dư thừa là một axit amin sinh ra sau khi chúng ta ăn thịt đỏ, có thể làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành.
Có lợi cho mắt
Jarzabkowski đã nói: “Bạn đã có thể nghe nói rằng cà rốt rất tốt cho mắt của bạn, và đó là bởi vì chúng chứa lutein. Đó là một hợp chất chống oxy hóa thực sự tốt cho sức khỏe của mắt. Nhưng ngoài cà rốt, bông cải xanh cũng có một chất chống oxy hóa tương tự được gọi là zeaxanthin có tác dụng tốt cho đôi mắt. Cả hai chất này có thể giúp bảo vệ chống lại sự thoái hóa điểm vàng, một loại bệnh không thể chữa khỏi dẫn tới làm mờ thị lực trung tâm, đục thủy tinh thể.
Có ích cho tiêu hóa
Jarzabkowski cũng nhấn mạnh lợi ích tiêu hóa của bông cải xanh, chủ yếu là bởi hàm lượng chất xơ cao của nó. Bông cải xanh có gần 1 gram chất xơ trong 10 calo. Chất xơ giúp giữ và duy trì mức độ vi khuẩn lành mạnh trong ruột.
Bông cải xanh còn có lợi cho tiêu hóa bởi nó đảm bảo dạ dày hoạt động ổn định. Các chất sulforaphane trong bông cải xanh giúp kiềm chế vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori phát triển quá mức hoặc bám quá mạnh vào thành dạ dày. Một nghiên cứu của Johns Hopkins năm 2009 trên chuột cho thấy rằng mầm bông cải xanh là đặc biệt tốt. Những con chuột được cho ăn mầm bông cải xanh mỗi ngày trong hai tháng đã giảm 40 phần trăm mức độ vi khuẩn H. pylori trong phân.
Lợi ích chống viêm
Bông cải xanh là một chất chống viêm tuyệt vời và có thể làm chậm những tổn thương cho các khớp trong trường hợp viêm xương khớp. Một nghiên cứu năm 2013 tại Đại học East Anglia thấy rằng sulforaphane trong bông cải xanh cũng có thể giúp những người bị viêm khớp vì nó ngăn chặn các enzym có chứa một phân tử quan trọng gây ra viêm khớp.
Isothiocyanates Broccoli và axit béo omega-3 còn giúp điều hòa tình trạng viêm. Hơn nữa, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu Viêm năm 2010 cho rằng flavonoid kaempferol giảm tác động của các chất gây dị ứng, đặc biệt là trong đường ruột, có thể làm giảm tình trạng viêm mãn tính.
Rủi ro sức khỏe
Nói chung, ăn bông cải xanh không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là ợ hơi hoặc kích thích ruột, gây ra bởi một lượng lớn chất xơ trong bông cải xanh. “Tất cả các loại rau họ cải có thể làm cho bạn ợ hơi nếu ăn quá nhiều” Jarzabkowski nói. “Nhưng lợi ích sức khỏe mà nó đem lại thường lớn hơn những cảm giác khó chịu này”.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Ohio State Wexner, người đang dùng thuốc làm loãng máu nên cân nhắc khi ăn bông cải xanh vì vitamin K trong loại rau này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Những người có suy giáp cũng nên hạn chế ăn bông cải xanh.
Ăn sống, hấp hoặc luộc: cách nào là bổ dưỡng hơn?
Cách mà bạn chế biến bông cải xanh có thể ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Nếu muốn tận dụng lợi ích chống ung thư của nó thì không nền nấu quá kỹ.
Nghiên cứu của trường đại học Warwick năm 2007 cho thấy rằng việc luộc bông cải xanh quá kỹ có thể làm giảm tác dụng tốt và các enzyme chống ung thư của thực phẩm. Vì vậy, cách chế biến tốt hơn là hấp cách thủy bông cải xanh trong 15-20 phút. Nếu bạn dùng cách xào, hãy xào nhanh tay trên lửa lớn và thời gian xào không quá lâu để giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng trong bông cải xanh.
Nguồn: Theo Gia Đình Online
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.