Cách sống chung với bệnh tiểu đường

Cách sống chung với bệnh tiểu đường 1

Khi đã mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Ngoài sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên tìm hiểu chế độ ăn uống, vận động phù hợp để giảm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Cuộc sống hiện đại cung cấp nhiều điều kiện sống tốt hơn nhưng cũng mang đến không ít phiền lụy. Bệnh tật đến với con người nhiều hơn, có những bệnh rất nguy hiểm, mà y học vẫn đang tìm hướng giải quyết, một trong đó phải kể đến bệnh tiểu đường.
 
Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, vào năm 2025, toàn cầu sẽ có khoảng 300 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Các nước đang phát triển sẽ phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này bởi tốc độ phát triển của nó có thể lên tới 170%. Việt Nam hiện có hơn 4,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Theo thống kê của ngành y tế, 65% trong số đó không hề biết mình mang bệnh cho đến khi phải nhập viện.
 
Cách sống chung với bệnh tiểu đường 1
 
Hiện nay, các phương thức điều trị bệnh tiểu đường mới chỉ hỗ trợ thêm cho người bệnh, giúp làm giảm lượng đường huyết, hạn chế các biến chứng, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi đã mắc phải bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên tìm hiểu để có những chế độ ăn uống, vận động phù hợp để làm giảm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Hàng ngày, người bệnh nên tăng cường đi bộ, tập thể dục, ít nhất 30 phút một ngày, 4 lần/tuần để giảm lượng đường trong máu, kiểm soát trọng lượng cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hai cuộc nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Archives of Internal Medicine (Mỹ) ngày 6/8/2012 cho biết, sự vận động có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tiểu đường type 2 và việc tập tạ giúp ngừa căn bệnh này ở nam giới.

Song song, với chế độ vận động, một thực đơn ăn uống tốt, chứa các chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hạn chế tinh bột, chất béo, sẽ giữ mức đường trong máu ở mức an toàn, làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường bao gồm: chất đạm, các vitamin, chất khoáng, chất xơ và các chất chống oxi hóa…. hạn chế chất béo từ thịt, mỡ, tinh bột từ cơm, khoai, sắn… Tất cả các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người bệnh đều tập hợp đầy đủ và cân đối trong một loại thực phẩm xanh là Tảo Mặt trời. 

 
Trong Tảo Mặt trời có chứa 70% là chất đạm thực vật dễ tiêu, không có các cholesteron xấu, chất béo, thường thấy trong đạm động vật, có thể cung cấp nhu cầu về chất đạm không chứa cholesterol xấu cho người bị bệnh tiểu đường để duy trì cân nặng và hạn chế béo phì. Hàm lượng các chất khoáng, vitamin và các chất chống oxi hóa như Phycocyanin, Chlorophyll, betacaroten… trong 1g Tảo Mặt trời tương đương với 1 kg rau củ quả, làm chậm hấp thu đường huyết, chống táo bón và giảm nguy cơ ung thư ruột già, giảm mỡ máu và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Cùng với sự có mặt của vitamin A, C, E, các vitamin nhóm B và các chất khoáng cần thiết như magie, mangan, kẽm có trong Tảo Mặt trời Gold Plus và Mặt Trời tự nhiên giúp giảm thiểu những biến chứng bệnh tiểu đường gây ra như hiện tượng yếu sinh lý ở nam giới, viêm nhiễm tay chân, suy giảm thị lực, tổn thương hệ thần kinh ngoại vi.

Cùng với thuốc điều trị, chế độ ăn uống và vận động hợp lý, Tảo Mặt trời có thể hỗ trợ hiệu quả cho người bị tiểu đường, giúp người bệnh hạn chế các biến chứng và phiền toái lên cuộc sống của người bệnh, giảm cảm giác đói cồn cào của người bệnh khi mới áp dụng chế độ ăn kiêng, tăng cường sinh lý cho nam giới bị tiểu đường. Trong 2 tháng đầu khi bắt đầu sử dụng Tảo Mặt trời, người bệnh nên sử dụng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi tối. Sau đó, người bệnh có thể dùng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus hoặc 6 viên Tảo Mặt trời Tự nhiên hàng ngày hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, duy trì cơ thể khỏe mạnh để có thể chung sống lâu dài với căn bệnh quái ác này.