Campuchia tự sản xuất ôtô điện, giá dưới 200 triệu

Campuchia tự sản xuất ôtô điện, giá dưới 200 triệu

Công ty Heng Development của Campuchia vừa chính thức cho ra mắt chiếc ôtô chạy điện 2 chỗ ngồi hoàn toàn được sản xuất ở trong nước. Chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Angkor có tốc độ chạy tối đa 60km/h có giá bán dưới 10.000 USD.

>>> Ý tưởng xe buýt “đám mây” trong tương lai

Angkor EV 2013 chạy điện được Heng Development ra mắt đầu năm nay tại nhà máy ở thị trấn Takhmao, tỉnh Kandal là chiếc ôtô chạy điện đầu tiên được sản xuất ở đất nước Chùa Tháp. Đây là sản phẩm đầu tay của kĩ sư Nhean Phaloek sau khi Công ty Heng Development đầu tư 20 triệu USD cho dự án sản xuất ôtô mang thương hiệu Angkor.

Campuchia tự sản xuất ôtô điện, giá dưới 200 triệu
Angkor EV 2013 chạy điện do người Campuchia tự sản xuất.

Với mức giá dưới 10.000 USD, vẫn còn cao so với giá ô tô cũ nhập khẩu vào nước này và Angkor EV 2013 mới chỉ có phiên bản chạy bằng điện, nhưng rõ ràng đây là một cố gắng lớn của Heng Development. “Đây là một sự khởi đầu ấn tượng. Mặc dù chiếc ô tô chưa thể sánh ngang với xe nhập nhưng rõ ràng đây là một sự khởi đầu tốt”, Phó Thủ tướng Campuchia – Khuon Sodary phát biểu trong lễ ra mắt EV 2013.

Campuchia tự sản xuất ôtô điện, giá dưới 200 triệu
Kĩ sư Nhean Phaloek sau vô lăng chiếc ôtô điện Angkor EV 2013.

Tuy là sản phẩm được giới thiệu mang thương hiệu Angkor, nhưng giám đốc nhà máy Heng Development – Sieng Chan Heng tiết lộ rằng, chiếc ô tô này vẫn còn phải sử dụng nhiều linh kiện nhập từ Trung Quốc. Dù vậy bà giám đốc vẫn rất tin tưởng vào sự thành công của thương hiệu của công ty và hi vọng nó sớm được những khách hàng dân địa phương lựa chọn vì nó không gây ô nhiễm môi trường.

Campuchia tự sản xuất ôtô điện, giá dưới 200 triệu
Angkor EV 2013 có nội thất trang bị nhiều công nghệ hiện đại.

Bà Sieng Chan Heng không tiết lộ số lượng Angkor EV 2013 sẽ được sản xuất, có thể điều này tùy thuộc vào sức mua của thị trường.

Mỗi năm, đất nước chùa tháp cần 2000 chiếc xe hơi mới và khoảng 20.000 chiếc xe cũ đã qua sử dụng, cho nhu cầu trong nước, số xe này được nhập từ khắp nơi trên thế giới, như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Anh…

 

Theo Vietnamnet