Chết chết, thời đại này còn có chấy!

Con gái gọi điện về báo tin, “cô giúp việc sắp về quê rồi, mẹ ra trông Bi vài hôm giúp con với. Dạo này công việc nhiều quá không nghỉ được mẹ à”. Bà thương con đồng ý luôn mặc dù ở nhà chỉ có mỗi bà cố (mẹ bà) và chồng bà (bị tai biến) không làm được gì. Còn đàn lợn giống bà mới mua về nuôi để trả nợ, còn con bò cái đang đến kỳ phối giống…

Con gái út của bà lấy chồng, cả gia đình vui lắm, vui vì nó lấy được thằng rể giàu có, chịu khó làm ăn lại yêu thương vợ. Không chỉ thương vợ và nó còn đối xử tử tế với bố mẹ vợ, lần nào về thăm nhà người yêu nó cũng quà cáp đầy đủ, ăn nói lễ phép lại rất biết cách chiều lòng những tâm sự của người lớn tuổi.

Đến bố chồng bà, người nổi tiếng khó tính trong vùng, khi còn sống gặp rể út còn tấm tắc khen, giục cháu lấy chồng sớm. Ngày ông mất, thằng con rể tương lai bỏ cả việc về lo ma chay cho ông, bà mừng lắm. Chẳng bù cho dâu cả với rể thứ, đứa nào cũng hỗn láo chẳng xem bố mẹ vợ, bố mẹ chồng ra gì.

Đám cưới con gái, để “mát mặt” với gia đình thông gia giàu có, bà ở phường và vay mượn mua 3 chỉ vàng ta làm của hồi môn. Bà bảo, người ta tử tế với mình, mình cũng phải có thứ gì làm quà hồi môn, đỡ tội con, đỡ xấu mặt nhà gái.

Con gái cười hớn hở ngày về làm dâu nhà người, chẳng giống ai ở quê cả. Người ta khóc lóc, bịn rịn chia tay bố mẹ về nhà chồng, đằng này nó cứ tươi roi rói. Bà vừa vui vừa giận, vui vì nó may mắn hơn chị nó, giận vì nó chẳng quyến luyện gì mẹ cả, rồi cũng theo chồng quên người đẻ ra nó thôi.

Ngày gái út sinh con, bà bỏ hết mọi việc bắt xe ra vào viện chăm mẹ con, 2 ngày sau, mẹ chồng ở gần viện mới lò dò vào thăm cháu, ấy vậy mà con gái cứ cười tít mắt ríu rít thăm hỏi mẹ chồng, bỏ mặc bà ngồi lặng thinh như người dưng bên cạnh. Bà tủi lắm nhưng chẳng muốn nói, sợ con mới sinh mệt mỏi lại cả nghĩ ảnh hưởng mất sữa.

Vài tháng sau, con rể thông báo mua mảnh đất ra ở riêng, bà mừng lắm. Chí ít gái út không phải ở với ông bà thông gia, đỡ va chạm, đỡ rắc rối. Nó có nhà riêng bà cũng dễ ra thăm cháu hơn. Ấy vậy mà mấy hôm sau, gái út gọi điện về khóc lóc trách mắng bà.

“Nhà mình nghèo không có gì hỗ trợ, anh ấy bảo là chí ít thì bố mẹ vợ phải gọi điện nói một câu thông cảm với con rể, đằng này cứ im im không nói gì”. Bà lẳng lặng chẳng nói gì.

Hóa ra nó trách mình nghèo, nghèo nên làm cha làm mẹ phải hạ mình đi nói mát với con rể. Có ai khổ như bà không? Chồng, bố đẻ, bố vợ chúng ốm nằm liệt giường bọn nó chẳng về thăm, lâu lâu được cú điện thoại hỏi thăm, một mình bà quay cuồng chăm chồng, vay mượn chạy chữa thuốc thang, bà đâu có trách chúng. Ấy vậy mà bây giờ, nó lại đi tủn mủn trách chuyện nhỏ nhặt như vậy.

Hóa ra, bà đã đánh giá quá cao con rể của mình. Hay chỉ vì nghèo quá nên nó khinh. Bà khóc thầm mất ngủ mấy ngày.

Cuối tuần rồi, con gái gọi điện về báo tin: “Cô giúp việc sắp về quê rồi, mẹ ra trông Bi vài hôm giúp con với. Dạo này công việc nhiều quá không nghỉ được mẹ à”. Bà thương con đồng ý luôn mặc dù ở nhà chỉ có mỗi bà cố (mẹ chồng bà) và chồng bà (bị tai biến) không làm được gì. Còn đàn lợn giống bà mới mua về nuôi để trả nợ, còn con bò cái đang đến kỳ phối giống…

Bà ra ở với con gái, con rể được hai hôm. Ngày đầu bọn nó có vẻ vui lắm. Hết gà, vịt, thịt cá mua về đãi mẹ. Hôm sau cả nhà ngồi xem ti vi, con gái bà hét lên “Có con gì đang bò trên tóc mẹ kìa”. Nó lại gần vạch tóc bà bảo “mẹ ngồi yên để con bắt nó ra”.

“Ôi chấy chấy, mẹ có chấy à?”. Bà xấu hổ đỏ ửng mặt bảo: “Con Vi (cháu gái con thằng cả) đi học bị lây bạn. Mấy hôm nay nó vào ngủ với mẹ, chắc là lây nó đấy”.

    - Ảnh 1
Tối nay, bà lên xe về quê, về với lợn gà, mấy đứa cháu quê nghèo chân chất của mình ở nhà. 

Đêm nằm ngủ, bà vắt tay lên trán trăn trở. Phòng ngủ bên kia văng vẳng tiếng rể út “Chết thật, thời đại này mà còn chấy, anh cứ tưởng ở quê bây giờ có dầu gội đầy đủ rồi, hay bà không bao giờ gội đầu. Khiếp quá”.

Tiếng gái út chống chế “Chắc bà bận quá ít gội”. Hôm sau, rể út mặt nặng mày nhẹ đi làm về không chào mẹ vợ một câu. Đi vào nhà cứ thầm thì “Bẩn quá, chết chết, con có thấy ngứa ở đâu không?”

Bà lặng lẽ vào phòng. Tối nay, bà lên xe về quê, về với lợn gà, mấy đứa cháu quê nghèo chân chất của mình ở nhà. Ngồi lên xe, ánh mắt bà nhìn xa xăm, chắc phải lâu lắm, bà mới có thể ra thăm cháu lần nữa.

Nguồn: Theo PNN

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.