Bí ẩn về “bài học vỡ lòng”
Theo quy định của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đàn ông trong chốn cung đình xưa 13 tới 17 tuổi đã đủ trưởng thành để yên bề gia thất. Nhưng muốn nhuần nhuyễn chuyện giường chiếu, các hoàng đế, thái tử phải trải qua “bài học vỡ lòng” về tình dục, ấy là lâm hạnh cùng đàn bà trước phút thành thân.
Theo các ghi chép của sử sách Trung Quốc, “bài học vỡ lòng” cũng như kỹ xảo phòng the giúp các đấng quân vương được tôi luyện kỹ năng lẫn kinh nghiệm ân ái. Thậm chí, có người còn sinh con đẻ cái với “thầy” – tức những phụ nữ có nhiệm vụ rèn giũa từng bước đi đầu đời cho hoàng đế. Khi còn làm thái tử, hoàng đế si đần Tư Mã Trung nhà Tây Tấn chính là người phải trải qua bài học này. Năm 13 tuổi, Tư Mã Trung được sắp xếp chuyện hôn nhân đại sự. Trước khi chính thức thành thân, Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm đã cho gọi tài nữ Tạ Cửu vào Đông cung để hướng dẫn đường đi nước bước cho thái tử. Khi Tạ Cửu rời khỏi Đông cung, nàng ta đã mang trong mình giọt máu rồng, về sau sinh cho hoàng thất một quý tử. Nhiều năm sau, Tư Mã Trung trông thấy một bé trai trong tẩm cung của phụ mẫu mình thì rất đỗi ngạc nhiên. Lúc này, Tấn Vũ đế mới tiết lộ, đứa trẻ này chính là kết quả của những ngày chung chăn chung gối giữa thái tử và Tạ Cửu tài nữ.
Trước khi kết hôn cùng Giả Nam Phong, hoàng đế si đần Tư Mã Trung từng được tài nữ Tạ Cửu dẫn dắt “vào đời”. (Ảnh minh họa trên phim) |
Văn Thành đế Thác Bạt Tuấn nhà Bắc Ngụy cũng lâm hạnh cùng cung nữ khi mới 13, làm cha một năm sau đó, dù tới 17 tuổi mới chính thức kết hôn.
Tới triều Thanh, tục lệ này càng được áp dụng rộng rãi và trở nên quy củ. Trước khi hoàng đế tới tuổi thành thân, trong cung sẽ tổ chức một cuộc thanh tuyển gắt gao, nhằm lựa ra 8 cung nữ chín về tuổi và có phẩm mạo đoan chính để vua “lâm ngự”.
Trong triều nhà Thanh, 8 cung nữ được thanh tuyển kỹ càng để dạy vua “đường đi nước bước” trong chuyện ân ái. (Ảnh minh họa trên phim) |
8 cung nữ này đều là hàng có danh phận. Sau khi được “chọn mặt gửi vàng’, hằng tháng, họ được hưởng bổng lộc vua ban, thoát kiếp lao dịch hèn kém như những cung nữ tầm thường. Khi đã được chọn, họ có cơ hội thoát khỏi bể khổ, một bước đặt chân lên trời. Họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình là giúp các tiểu hoàng đế, tiểu thái tử thu lượm kinh nghiệm phòng the trước hôn nhân, giúp bậc đế vương có cuộc sống gối chăn hài hòa, viên mãn với hoàng hậu và các phi tần, mỹ nữ về sau.
Sự thực về những “người thầy” dạy “chuyện ấy”của vua
Vậy, hoàng đế có quyền “lâm hạnh” với những loại phụ nữ nào để “bài học vỡ lòng” của mình được tròn vẹn? Điều này không hề được quy định trong lịch sử cung đình Trung Quốc và không thể quy định. Sự lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào hứng chí của bậc quân vương.
Đối với những tiểu hoàng đế còn nhỏ tuổi, đang phơi phới thanh xuân,chuyện ân ái luôn khiến họ căng thẳng, nhưng lại trong trạng thái được dẫn dắt, mở mang đầu óc và không bị cấm đoán khắt khe. Vì lẽ ấy, tiểu hoàng đế rất dễ nảy sinh quan hệ tình dục với người phụ nữ kề cận bên mình.
Theo quy định của hoàng cung, thái tử sống trong Đông cung. Sau khi thực hiện nghi lễ đội mũ, thái tử được xem như đã trưởng thành. Nếu không có chiếu mệnh của hoàng đế, thái tử không được phép tùy tiện ra vào chốn hậu cung, để tránh chuyện nảy sinh tình ý với đám phi tần của vua cha. Nhưng khi ở Đông cung, thái tử lại mặc sức tung hoành, tùy ý trêu hoa ghẹo nguyệt, bông đùa với đám cung nữ, thậm chí hành lạc cùng họ cho thỏa chí tò mò.
Những cô gái có diễm phúc lâm hạnh cùng tiểu hoàng đế hoặc thái tử cũng chưa hẳn sẽ được cất nhắc thành hoàng hậu hoặc phi tần mai sau. Phần lớn trong số ấy là các cung nữ ngày đêm hầu hạ cận kề bên hoàng đế. Cũng có trường hợp, người “thầy” dạy vua những kinh nghiệm đầu đời về chuyện gối chăn chính là nhũ mẫu của họ. Dù cung nữ hay nhũ mẫu, họ đều mang phận hầu hạ, nô bộc hèn kém. Chỉ có điều, nếu cung nữ sau khi lâm hạnh và được vua yêu chiều, họ dễ dàng có được danh phận, thì nhũ mẫu mãi mãi không thể đổi đời. Không ai chấp nhận một nhũ mẫu nuôi nấng hoàng đế trưởng thành lại mang phận phi tần, càng không có chuyện người này được sắc phong thành bậc mẫu nghi thiên hạ.
Nhiều cung nữ hy vọng trở thành người phụ nữ đầu tiên của tiểu hoàng đế, tiểu thái tử để thoát khỏi kiếp sống hèn mọn ban đầu. (Ảnh minh họa) |
Xét về mặt tâm lý, các bậc đế vương luôn coi mình là “duy ngã độc tôn” thường nhạt nhẽo, hững hờ với người phụ nữ đầu đời của mình. Mỗi lần nhớ tới họ, nhà vua chỉ nghĩ tới sự căng thẳng và hèn kém, vụng về như đứa trẻ của mình trong lần đầu ân ái. Họ không có được cảm giác thoải mái khi đối diện với “người thầy” của mình. Và theo lẽ tự nhiên, các bậc đế vương dần rời xa họ, rồi chìm đắm vào nhục dục với những mỹ nữ sắc nước hương trời.
Minh Thần tông Chu Dực Quân là con trai thứ ba của Minh Mục tông. Lên 5 tuổi, Chu Dực Quân được lập làm thái tử và tức vị hoàng đế khi mới tròn 10 tuổi. Đến năm 17 tuổi, trong một lần đi qua cung Từ Ninh, Minh Thần tông trông thấy cung nữ Vương thị. Nổi hứng xuân tình, không thể kiềm chế dục vọng, vị vua con bèn lâm hạnh cùng nàng.
Sau lần mây mưa cá nước cùng hoàng đế, Vương thị đã mang thai. Chuyện này vô cùng quan trọng trong cung, nên được các thái giám ghi chép hết mực cẩn thận để đối chiếu về sau. Cám cảnh thay cho nàng cung nữ phận hèn, sau phút nổi hứng xuân tình, nhà vua chẳng còn lưu luyến nhớ thương tới người đẹp, càng không màng tới chuyện ân ái cùng nàng. Lâu dần, cái tên Vương thị chẳng còn tồn tại trong tâm trí Minh Thần tông.
Chỉ tới khi Từ Thánh thái hậu thông tỏ chuyện này, cung nữ họ Vương mới nhận được sự chăm sóc đặc biệt của hoàng thất. Nỗi thèm khát có cháu bế bồng đã thúc giục thái hậu tìm tới và tỏ rõ sự quan tâm tới Vương thị. Nhờ có ân sủng của Từ Thánh thái hậu, nàng ta đã sinh hạ được một quý tử.
Có lần, thái hậu hứng khởi tiết lộ chuyện này cho Thần tông, nhưng nhà vua tuyệt nhiên phản ứng lạnh nhạt, giả vờ như chưa từng nghe đến cái tên Vương thị. Thái độ hờ hững của đấng quân vương khiến mọi hy vọng được sắc phong phi tần của cung nữ họ Vương trở nên vô vọng. Quý tử vô danh vô phận mà nàng ta hạ sinh cũng chịu chung số phận hẩm hiu như mẫu thân của mình. Nhưng trong lịch sử, chuyện hoàng đế tình sâu nghĩa nặng với người phụ nữ đầu tiên của mình cũng từng xảy ra, dù rất hy hữu. Minh Hiến tông Chu Kiến Thâm và cung nữ Vạn thị là một ví dụ. Vạn thị vào cung từ năm 4 tuổi, trở thành một cung nữ bình thường. Buổi đầu, Vạn thị hầu hạ Tôn thái hậu, mẹ ruột của Anh tông – phụ thân của Minh Hiến tông Chu Kiến Thâm.
Khi tới tuổi xuân thì, nhan sắc của Vạn thị rạng rỡ hơn người, lại thêm thông minh, lanh lợi, hầu hạ thái hậu chu đáo tận tình, nên rất được Tôn thái hậu sủng ái, trở thành kẻ tâm phúc của bà ta.
Hiến tông là trưởng nam của Minh Anh tông, hạ sinh vào năm Chính Thống thứ 12. Hai năm sau, Anh Tông bị bộ tộc Ngõa Thích bắt sống làm tù binh tại Thổ Mộc bảo (pháo đài Thổ Mộc), Tôn thái hậu bèn sắc phong Chu Kiến Thâm làm hoàng thái tử. Nhưng khi Đại Tông Chu Kỳ Ngọc tức vị, vào năm Cảnh Thái thứ ba, đã phế Chu Kiến Thâm làm Nghi Vương. Mãi tới lúc Anh Tông phục vị, mới khôi phục thái tử cho con trai mình. Khi ấy, Chu Kiến Thâm vừa tròn 18 tuổi. 8 năm sau, Minh Anh tông băng hà, Chu Kiến Thâm lên ngôi hoàng đế, có tên gọi chính thức theo sử sách là Minh Hiến tông. Thực ra, ngay từ khi nhà vua còn làm thái tử, Tôn thái hậu đã sai khiến cung nữ tâm phúc của mình là Vạn thị tới hầu hạ. Nữ nhi tài sắc này hơn thái tử 18 tuổi. Theo năm tháng, Chu Kiến Thâm dần trưởng thành dưới sự chăm chút cẩn thận của nàng cung nữ có độ tuổi xấp xỉ mẫu thân của mình và trở thành chàng trai khôi ngô, anh tú.
Minh Hiến Tông đắm say mê muội cung nữ Vạn thị – người đáng tuổi mẹ mình. (Ảnh minh họa trên phim) |
Nàng cung nữ thông minh tuyệt đỉnh Vạn thị chẳng biết tự khi nào và dụng những chiêu gì, đã hớp hồn được vị thái tử đang phơi phới thanh xuân. Hai người có với nhau những phút mặn nồng ân ái. Nhưng cũng từ lúc ấy, Chu Kiến Thâm luôn đắm chìm trong tình ái, không nỡ rời xa Vạn thị nửa bước. Với vị vua tương lai này, cung nữ họ Vạn đã trở thành nơi gửi thác sinh mệnh của mình. Thái tử đâu chỉ nặng sâu tình cảm và có nhu cầu tình dục mãnh liệt với nàng ta, mà còn dành cho “nữ thần” một sự tuân phục và nể sợ ghê gớm.
Chu Kiến Thâm 18 tuổi, Vạn thị đã bước sang tuổi 36. Nhưng lạ một nỗi, vị vua đang bừng bừng sức xuân như Thâm vẫn hết mực sủng ái “gái già” của mình, phong cho nàng ta làm Quý phi. Được sự yêu chiều của nhà vua, Vạn Quý phi đâm ra kiêu ngạo, hoành hành chốn hậu cung. Nàng ta giở mọi thủ đoạn tàn khốc, khiến những phụ nữ đang mang long thai phải sẩy thai. Người người trong cung đều khiếp sợ, oán thán. Khi Vạn thị bước sang tuổi già, Hiến Tông vẫn hết mực sủng ái, chiều chuộng. Tới năm Vạn Quý phi 58 tuổi, trong một lần đánh đập cung nữ, vì thân thể nở nang phì nộn, nên mới mở miệng rủa mắng đã im bặt, từ đó về sau không tỉnh lại. Hiến Tông nghe tin đau đớn như đứt từng khúc ruột, than vãn xót thương: “Vạn Quý phi đi rồi, ta còn sống được bao lâu nữa đây?”. Lời khóc than quả linh ứng, chỉ vài tháng sau, Hiến Tông vì quá sầu thương, phiền não trước cái chết đột ngột của người phụ nữ mình yêu mà băng hà khi mới tròn 40 tuổi.
Vì sao cùng một triều đại, nhưng Vương thị và Vạn thị lại mang hai số mệnh khách nhau tới vậy? Hai người họ tư sắc tương đương, đều mang phận cung nữ, nếu xét theo tình lý, nguyên do có lẽ bởi mỗi vị hoàng đế có những xúc cảm khác nhau trong chuyện chăn gối mây mưa. Vương thị hoàn toàn ở thế bị động. Nàng ta trẻ người non dạ, lại thêm tâm trạng lo lắng, sợ hãi, khiến Minh Thần Tông không hề khoan khoái dễ chịu khi hành lạc cùng nàng. Vạn thị lại là kẻ sành sỏi, khôn ngoan. Ngày ngày, nàng ta chứng kiến sự trưởng thành của bậc đế vương, mọi thay đổi trên con người của Hiến tông, Vạn thị đều nắm rõ trong lòng bàn tay. Hơn nhà vua 18 tuổi, Vạn thị trưởng thành, phong vận, dần dà khiến cho Hiến tông tạo dựng thứ tình cảm dựa dẫm, phụ thuộc vào mình. Với sự sắc sảo và thông minh của mình, cung nữ họ Vạn dễ dàng đem lại những phút thư thái, dễ chịu, sảng khoái cho vị vua trẻ khi quan hệ giường chiếu. Vì lẽ ấy, con trai của Vương thị phải chịu sự ghẻ lạnh suốt đời, còn Vạn thị dù không con không cái vẫn nhận được sự sủng ái hết mực của đấng quân
vương, hô phong hoán vũ trong chốn hậu cung tới cuối đời nhờ danh phận Quý phi quyền cao trọng vọng.
Chuyện tình hoàng đế – vú nuôi
Vạn thị thực chất chỉ tương đương với vú nuôi của Hiến tông, nhưng không mang phận vú nuôi một cách chính thống. Nhưng trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc đã chứng kiến chuyện tình hy hữu giữa hoàng đế và nhũ mẫu. Ấy là mối tình phong lưu giữa Minh Hy tông Thiên Khải và vú nuôi Khách thị. Theo sử liệu, nhũ mẫu Khách thị và Thiên Khải hoàng đế chắc chắn có chuyện ân ái gối chăn. Khách thị đã tìm cách hớp hồn vị vua trẻ tuổi, mãi cho tới năm Thiên Khải hoàng đế qua đời vào tuổi 23, quan hệ giữa hai người vẫn hết mực nồng nàn.
Khách thị được chọn làm người nuôi dưỡng Thiên Khải khôn lớn. Theo lẽ thường, tới khi hoàng đế trưởng thành, nhiệm vụ của nhũ mẫu cũng tới hồi kết. Khi ấy, bậc quân vương sẽ không cần tới sự có mặt cả ngày lẫn đêm của vú nuôi bên mình. Nhưng Khách thị thì khác. Sử sách chép rõ, hằng ngày, bà ta vào tẩm cung của Thiên Khải hoàng đế – tức cung Càn Thanh – để hầu hạ bậc đế vương từ lúc sáng sớm, tới nửa đêm mới chịu rời về cung thất của mình. Nếu chỉ đơn thuần chăm lo giấc ngủ, bữa ăn cho hoàng đế, đâu cần nhũ mẫu phải lao tâm khổ tứ tới vậy. Thiên Khải khi này đã lớn, kẻ hầu người hạ trong cung nhiều vô số kể, chẳng khiến nhũ mẫu phải một thân một mình cung phụng vua con. Nếu nói vú nuôi này có lòng từ bi, yêu thương hoàng đế như con ruột, ngày ngày chăm bẵm trông nom chu đáo đều vì xuất phát từ tấm chân tình của một người mẹ, lại càng không đúng. Về sau, Khách thị tư thông với Ngụy Trung Hiền. Một hôm, bà ta đang vui vẻ với nhân tình bên Thái Dịch trì, thì cách đó không xa, Thiên Khải hoàng đế trèo cây bị ngã, áo quần rách tả tơi, mặt mày đầy máu. Khách thị trông thấy chẳng hề động lòng xót thương, vẫn lả lơi nói cười cùng Ngụy Trung Hiền.
Khách thị và Ngụy Trung Hiền trên phim. |
Khách thị vốn là ả đàn bà có nhan sắc mặn mà, không chịu sống yên với thân phận nhũ mẫu mà luôn khát khao được đàn ông sủng ái, yêu chiều. Năm bà ta hơn 40 tuổi, nhan sắc vẫn chẳng thua kém thiếu nữ 18, đôi mươi. Trang điểm điệu đà, quần là áo lượt, nhìn Khách thị chẳng thể nhận ra độ tuổi đích thực, thậm chí có phần nhuận sắc tươi trẻ hơn cả đám cung nữ, phi tần còn ngời ngời thanh xuân. Nghe nói, để bảo vệ nhan sắc, níu giữ vẻ trẻ trung của mình, Khách thị thường dùng nước dãi của đám cung nữ trẻ để chải đầu, giúp mái tóc đen bóng, mượt mà. Một mỹ nhân tuyệt sắc như vậy ngày đêm hầu hạ bên hoàng đế, rõ ràng, bà ta muốn trút bỏ hoàn toàn thân phận nhũ mẫu thấp hèn của mình mà vươn tới quyền lực.
Khách thị cũng bị người đời đồn đại là kẻ ghen tuông ngút trời. Bà ta không từ thủ đoạn, giết hại nhiều phi tần từng lâm hạnh cùng Thiên Khải hoàng đế. Trong đó, thân phận đáng thương nhất phải kể đến Trương Dụ phi. Sau khi ân ái với hoàng đế, nàng ta đã mang thai. Tới khi Trương Dụ phi sinh nở, Khách thị bèn hạ lệnh cắt hết lương thực của vị phi tần này, cũng không cho phép bất kỳ ai tới đỡ đẻ. Kết quả là, trong một đêm mưa cuồng gió bạo, Trương Dụ phi vì đói khát, lê tấm thân nặng nhọc ra mái hiên hứng nước mưa để uống rồi chẳng may qua đời. Ngoài Trương Dụ phi, còn có ba vị hoàng tử, hai vị hoàng nữ đều bị Khách thị giết hại không thương tiếc.
Tuy nhiên, dù diễm phúc được vua sủng ái, yêu chiều, nhưng khác với Vạn thị, Khách thị tới cuối đời vẫn chỉ mang phận vú nuôi hèn kém và chưa một lần được xướng vào hàng Quý phi danh giá cao sang.
Những ông, bà hoàng bệnh hoạn, hoang dâm gây chấn động
Những ông chúa, bà hoàng này gây ra những chuyện hoang dâm, bệnh hoạn tày đình, nổi tiếng cổ kim. |
Quái chiêu phòng the của công chúa “đa dâm” nhất Trung Quốc
Thông dâm với hoàng đế, nuôi 30 trai tân vẫn không thỏa mãn nhu cầu giường chiếu, đó chính là nàng công chúa đa dâm nhất Trung Quốc cổ đại. |
Nguồn: Theo Kiến Thức/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.