Thành phần cơ bản để tạo nên hỗn hợp tẩy tế bào chết gồm:
Muối: có khả năng làm thư giãn cơ bắp, diệt khuẩn và chống viêm da hiệu quả. Nhiều người thích dùng muối biển để làm đẹp hơn muối ăn vì nó chứa nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng chất tốt cho làn da. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng muối biển, muối ăn hay muối epsom để làm hỗn hợp tẩy tế bào chết đều cho kết quả như mong đợi.
Đường: có tính tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn muối nên cũng được nhiều bạn gái ưa chuộng. Bạn có thể chọn đường trắng, đường vàng, đường nâu…để làm đẹp da. Tuy nhiên, loại đường nâu sẽ có mùi hương ngọt ngào hơn các loại đường khác, khi kết hợp với hương vani, nó sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu khi tẩy tế bào chết.
Bột cà phê: chứa nhiều chất caffeine có tác dụng làm tinh thần phấn chấn và tỉnh táo. Không chỉ vậy, tinh dầu trong bột cà phê còn chứa nhiều axít linoleic có thể ngăn ngừa làn da bị lão hóa, giúp da có độ đàn hồi tốt đồng thời chống bị viêm nhiễm.
Bột yến mạch: có khả năng làm mềm và dưỡng ẩm cho làn da rất tốt. Người ta đã sử dụng nó để khắc phục hiện tượng da khô và ngứa trong nhiều thập kỷ qua. Không giống như muối và đường, bạn có thể dùng bột yến mạch với một chút nước thay vì dùng chất dẫn xuất dầu ăn mỗi khi pha chế hỗn hợp tẩy tế bào chết.
Dầu ăn: dùng để liên kết các thành phần dưỡng da lại với nhau. Thường thì bạn chỉ cần 1/3 chén dầu ăn để pha mỗi chén hỗn hợp tẩy tế bào chết là được. Có rất nhiều loại dầu ăn để bạn lựa chọn như dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho hoặc dầu ôliu…
Chất tạo hương: thường được sử dụng để pha vào hỗn hợp tẩy tế bào chết là các loại tinh dầu thảo dược như hoa oải hương, chanh, cam, gỗ đàn hương, cúc La Mã, cây phong lữ, hoa hồng, xạ hương, đinh hương…
Cách pha chế hỗn hợp tẩy tế bào chết thường là dùng phương pháp trộn đều các nguyên liệu cơ bản lại với nhau. Dưới đây là những công thức điển hình mà bạn nên tham khảo.
Công thức 1
1 chén đường nâu
1/3 chén dầu hạnh nhân (hoặc loại dầu khác)
20 giọt tinh dầu vani hoặc 1 muỗng cà phê bột hương vani
Công thức 2
1 chén muối
1/3 chén dầu hạnh nhân (hoặc loại dầu khác)
8 giọt tinh dầu hạt nho
4 giọt tinh dầu bạc hà
Công thức 3
1 chén bột cà phê
1 muỗng canh muối
1/3 chén dầu hạnh nhân hoặc dầu ôliu
1 muỗng cà phê bột quế
8 giọt tinh dầu hạt nho
4 giọt hương bạc hà
8 giọt tinh dầu cam
Công thức 4
1 chén bột yến mạch
8 giọt tinh dầu hoa oải hương
8 giọt tinh dầu hoa hồng
8 giọt tinh dầu hoa cúc La Mã
Công thức 5
1 chén muối
1/3 chén dầu hạnh nhân (hoặc loại dầu khác)
10 giọt tinh dầu bạc hà
5 giọt tinh dầu hoa oải hương
Công thức 6
1 chén đường nâu
1/3 chén dầu hạnh nhân (hoặc loại dầu khác)
12 giọt tinh dầu cam
3 giọt tinh dầu gừng hoặc 1 muỗng cà phê bột gừng
Công thức 7
1 chén đường trắng
1 chén nước táo ép
½ chén dầu ôliu
10 giọt hương chanh hoặc cam
Công thức 8
1 chén đường nâu
½ chén dầu ôliu, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân
8 giọt hương bạc hà
Công thức 9
1 chén bí đỏ xay nhuyễn
¾ chén đường nâu
1 muỗng cà phê bột quế
Công thức 10
1 chén nước ép dâu
1 chén đường trắng
1/3 chén dầu hạnh nhân (hoặc loại dầu khác)
8 giọt hương tinh dầu tùy thích
Công thức 11 (cho làn da nhạy cảm)
1 chén đường nâu
½ chén nước ép dưa chuột
1/3 chén dầu ôliu
Những lưu ý khi dùng hỗn hợp tẩy tế bào chết
Nên tẩy tế bào chết khoảng 1 lần/ tuần.
Nên trộn đều hỗn hợp một cách nhẹ nhàng trước khi sử dụng.
Nên tẩy tế bào chết trước khi “wax” lông chân để không gây kích ứng da, đồng thời tinh dầu hấp thụ vào da làm cho lông mềm dễ cạo hơn.
Nên bảo quản hỗn hợp tẩy tế bào chết trong ngăn mát tủ lạnh và “xử lý” nó trong vòng 1 tuần lễ.
Nên dùng đường và muối để làm thành phần tẩy tế bào chết cơ bản vì chúng có thời gian sử dụng lâu dài hơn các thành phần khác.
Nguồn: Theo phununews
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.