Khởi phát chuyển dạ
Trong cơn chuyển dạ tự nhiên, các cơn co đến từ từ và tăng dần cường độ theo thời gian. Do đó cơ thể và tâm lý có sự chuẩn bị vững vàng. Trái lại, khi khởi phát chuyển dạ (chủ ý tác động để gây ra những cơn chuyển dạ, kích thích cơ thể chuyển dạ thật), các cơn co đau hơn rất nhiều, dễ khiến thai phụ kiệt sức. Có lẽ vì lý do này mà các bác sỹ chuyên môn vẫn khuyên không nên áp dụng khởi phát chuyển dạ trừ trường hợp cấp bách.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu không giống với đau đầu. Khi đau đầu, bạn thường chỉ đau trong chốc lát, nghỉ ngơi là sẽ khỏi. Tuy nhiên đau nửa đầu khó chịu hơn nhiều vì cơn đau kéo dài dai dẳng. Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt…
Bệnh sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý thường gặp, không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây ra cảm giác đau buốt khó chịu dai dẳng. Người mắc bệnh sỏi thận thường có triệu chứng đau bụng dữ dội, tiểu khó, tiểu buốt. Phương pháp điều trị phổ biến là uống thuốc để sỏi tự tiêu, tán sỏi hoặc mổ nội soi.
Bệnh sỏi mật
Triệu chứng điển hình của sỏi mật là đau dữ dội, sốt kéo dài và vàng da. Chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh sỏi mật. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sỏi mật như dùng thuốc tránh thai lâu ngày, sinh đẻ nhiều, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ…
Gãy xương
Đau đẻ chưa là gì so với việc bị gãy xương đâu. Nhất là vào những lúc trời lạnh giá, cơn đau càng nhân lên gấp bội phần.
Đau răng
Chỉ có những người từng đau răng mới cảm nhận được cơn đau buốt đến tận óc, chỉ muốn nhổ luôn chiếc răng đó đi mà không được. Việc điều trị chứng bệnh oái ăm này cũng chẳng dễ dàng gì. Thông thường nếu răng sâu hết nhưng chân răng vẫn tốt, bác sỹ nha khoa sẽ làm sạch răng, hút tủy, đắp thuốc rồi sau đó mới bọc răng mới. Trường hợp răng không thể cứu vãn được, bạn sẽ được trồng răng mới hoàn toàn, nhưng thời gian điều trị và chăm sóc rất phức tạp.
Nhiễm trùng bàng quang
Một số mẹ từng mắc nhiễm trùng bàng quang thừa nhận rằng căn bệnh này đáng sợ hơn rất nhiều so với đau đẻ. Đau đẻ dẫu sao cũng nhẹ nhàng hơn, vì sau đó sẽ được chào đón thiên thần bé nhỏ đáng yêu.
Phẫu thuật
Khi phẫu thuật bạn thường được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân nên không có cảm giác đau đớn. Cảm giác đau chỉ xuất hiện rõ rệt khi thuốc tê hết tác dụng. Và lúc này, bạn mới “ngấm” cái sự đau đớn ấy.
Việt Hà
Nguồn: TT
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.