Độc tố trong sữa: 6 điều mẹ cần phải biết

0
116
Độc tố trong sữa: 6 điều mẹ cần phải biết
Sữa luôn được coi là nguồn dinh dưỡng sạch và tinh khiết cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, cụm từ “độc tố trong sữa mẹ” xuất hiện để chỉ ra rằng môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 
1. Độc tố trong sữa cho biết môi trường của bạn bị ô nhiễm
Khi độc tố ở trong cơ thể, chúng cũng có thể có mặt ở trong sữa ở các bà mẹ đang cho con bú. Do đó, khi trẻ bú sữa mẹ, trẻ cũng nhận lấy một phần độc tố trong cơ thể người mẹ. Độc tố trong sữa mẹ cũng có thể được xét nghiệm qua các cách thông thường như trong máu, nước tiểu và lấy trực tiếp từ sữa mẹ. 
2. Độc tố truyền qua nhau thai nguy hiểm hơn độc tố truyền qua sữa
Theo như các chuyên gia, độc tố mà tẻ sơ sinh nhận từ mẹ trong bào thai nguy hiểm cho sức khỏe hơn độc tố mà trẻ nhận được từ sữa mẹ khi ra đời. Lý do là bởi vì trẻ nhận trực tiếp dinh dưỡng của mẹ để phát triển trong suốt 9 tháng thai kỳ, trong khi đó độc tố lại tồn tại trong dưỡng chất của mẹ nên trẻ cũng hấp thụ cả độc tố từ người mẹ của mình. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, thai nhi nhận dinh dưỡng của mẹ để phát triển hệ thần kinh và não bộ, việc tiếp nhận độc tố từ người mẹ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm hơn so với việc bú sữa mẹ sau khi trẻ ra đời khỏe mạnh.
Độc tố trong sữa: 6 điều mẹ cần phải biết
3. Các tổ chức sức khỏe hàng đầu vẫn khuyến khích trẻ nhỏ bú sữa mẹ dù sữa có độc tố
Theo các tổ chức sức khỏe hàng đầu thế giới như WHO, sữa mẹ không thể tránh khỏi độc tố từ cơ thể của người mẹ (với hàm lượng độc tố ít hoặc nhiều) và việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu là vô cùng thiết yếu, và không thể bỏ qua. 
4. Sữa công thức cũng có thể nhiễm độc tố
Sữa công thức cũng không phải là ngoại lệ. Độc tố trong sữa công thức có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như do chất lượng sữa không tốt, thời gian nở nắp hộp lâu, dụng cụ đựng sữa không vệ sinh… Để tránh cho trẻ uống sữa nhiễm độc tố, các mẹ nên kiểm tra nhãn mác sản phẩm, xem hạn sử dụng và cách thức sử dụng sữa công thức theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
5. Sữa mẹ có thể kháng độc tố
Bạn cũng không nên quá lo lắng khi nghĩ rằng sữa có độc tố có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thực tế, sữa mẹ có chứa các chất có thể kháng cự lại độc tố và làm giảm độc tố trong sữa như các chất chống ô-xy hóa, chất chống viêm sưng và chống nhiễm khuẩn. 
6. Một vài cách loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
Có rất nhiều cách để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, độc tố trong sữa mẹ do đó cũng có thể được giảm bớt nếu các bà đẻ tìm cách giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một vài cách tự nhiên và an toàn cho bà đẻ để loại trừ độc tố trong sữa:
–    Tránh hút thuốc và uống rượu.
–    Tránh thuốc trừ sâu và sơn có chứa chì.
–    Giảm ăn mỡ động vật vì đây là chất lưu giữ chất độc trong cơ thể.
–    Tăng cường ăn trái cây và rau quả.
–    Rửa sạch hoa quả và rau trước khi nấu để loại trừ thuốc bảo vệ thực vật.
–    Tránh ăn cá nuôi ở những vùng nước bị ô nhiễm.
–    Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xăng, sơn móng tay, keo dính công nghiệp, sơn…
–    Không mặc quần áo giặt bằng nước xả vải công nghiệp trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
–    Tránh ăn các loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Nguyễn MaiNguồn: BB
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.