Hướng dẫn các bệnh thường gặp ở chó Dobermann

Hướng dẫn chế độ ăn và dinh dưỡng dành cho Hamster

Bài viết này sẽ phần nào giúp cho những người quan tâm đến loài chó Dobermann hiểu thêm về chúng để có những biện pháp chữa trị cũng như phòng ngừa thích hợp.

  • 1

    Dạ dày mỏng manh của Doberman

    Một loại bệnh mà các chú cún Doberman thường gặp phải là chứng đau dạ dày và tiêu chảy nhẹ. Trường hợp này có thể là do những nguyên nhân đơn giản như bị căng thẳng hay có sự thay đổi nguồn nước uống trong nhà.   Dạ dày của những anh chàng/ cô nàng Doberman trưởng thành cũng nhạy cảm không kém, do đó cần phải để ý kỹ khẩu phần ăn của chúng.

    Thay đổi khẩu phần ăn của chó và cả của người, hoặc cho ăn nhiều quá, hay bị căng thẳng là những nguyên nhân gây nên chứng tiêu chảy cho Doberman. Cần phải điều chỉnh những triệu chứng đau bụng này. Nếu sau 1 hoặc 2 ngày mà vẫn không khỏi thì phải đưa chú Doberman nhà bạn đi khám bác sĩ thú y và kiểm tra mẫu phân.

    Bạn phải giám định cả nguồn thức ăn cũng như chất thải của chó. Tiêu chảy đã là phiền phức, nhưng sẽ còn phiền hơn nếu chú chó của bạn còn không đi cầu được. Chứng táo bón có thể là do khẩu phần ăn. Cũng có thể do thiếu tập luyện. Trong trường hợp tệ hơn có thể gây ra chứng tắc nghẽn đường ruột. Doberman thường nuốt tất cả những thứ linh tinh vào bụng, do vậy nếu trong vòng 1 hay 2 ngày mà bạn không thấy “gì” ở sân sau thì chắc là phải đưa chú đến bác sĩ thú y. Bạn cũng nên giữ ngoài tầm những thứ mà chú Doberman nhà bạn có thể nuốt, dạy cho nó chỉ được nhai những gì mà bạn đưa cho. Bạn có thể cho chú nhai những vật làm chú thích thú trong lúc huấn luyện.

  • 2

    Đường tiết niệu

    Khi nuôi chó Doberman chúng ta phải để ý những vấn đề về đường tiểu. Đường tiết niệu là một vấn đề cũng cần phải được quan tâm. Đối với chó đực, việc biểu lộ sự do dự hay căng thẳng khi tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về đường tiểu và cần phải được đưa đi bác sĩ thú y khám ngay.   Bản năng của giống đực là đánh dấu lãnh thổ. Các “anh chàng” Doberman thường đánh dấu bằng cách cẩn thận tè vào từng điểm rải rác quanh sân hay những chỗ lạ. Do vậy, nó phải có nhiều chỗ để xả cho sạch bàng quang. Chó đực sẽ rất sẵn sàng trữ nước lại để dùng trong trường hợp có những thứ cần phải đánh dấu. Tuy nhiên, điều đó lại tạo điều kiện cho vi khuẩn nảy sinh, vì vậy, nó phải tốn rất nhiều thời gian để làm trống bàng quang của mình.

    Còn đối với chó cái,vấn đề về đường tiểu mà chó cái dễ gặp phải nhất là bị nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là trong độ tuổi phát dục hay trong thời gian động đực. Dấu hiệu thường thấy nhất khi chó cái bị nhiễm trùng đường tiểu là sốt, tiểu ra nhà, và phân có lẫn máu. Nếu chó cái bị cắt buồng trứng trước thời kỳ động dục, có thể nó sẽ không phát triển được đầy đủ đường tiết niệu và dẫn đến không điều chỉnh được (bị tiểu giắt).

  • 3

    Đôi tai của Doberman

    Đôi tai của Dobermancần phải được lau sạch và kiểm tra thường xuyên. Nếu tai đã được tỉa thì không còn phải lo gì nữa. Còn nếu chưa, tai vẫn còn mềm như lúc mới sanh thì cần phải được chăm sóc kỹ để tránh nhiễm trùng. Cách phòng ngừa nhiễm trùng phổ biến nhất là dùng dung dịch lau rửa để rửa tai. Nhưng hãy cẩn thận không nên khuấy rửa quá sâu vào bên trong tai.

    Nếu không lau rửa thường xuyên, những chú chó Doberman còn nguyên tai (tai tự nhiên) sẽ có thể bị nhiễm trùng nhiều lần trong suốt cuộc đời của nó. Mục đích chủ yếu là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Triệu chứng bị nhiễm trùng thường là: nổi mẩn đỏ, bị sưng, sốt hay bốc mùi. Nếu phát hiện những triệu chứng này, cần phải đưa chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để kịp thời chặn đứng sự nhiễm trùng, không cho nó tiến triển nặng đến mức khó chữa.

  • 4

    Chăm sóc răng miệng

    Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Chó không thể nói được là nó đang bị đau. Trong thế giới loài chó, biểu lộ bị đau đớn là có lỗi, do đó chúng sẽ học cách che dấu cái đau của mình. Đối với những vấn đề về răng miệng cũng vậy. Nhiều người nghĩ vấn đề răng miệng của chó không đáng quan tâm lắm.

    Thực racho chúng ít đồ để gặm cho khỏe răng hay cho uống sữa làm sạch chất sừng của răng vẫn chưa đủ. Doberman cần phải được đánh răng hàng tháng và cạo sạch bựa hàng năm. Nướu và răng hư cũng phải được kiểm tra thường xuyên. Vẫn là phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chăm sóc răng miệng cũng cần thiết như chăm sóc những chỗ khác trên người.  Răng chó con không cần chăm sóc nhiều vì đằng nào nó cũng thay răng. Tuy nhiên, tập đánh răng ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp cho chú cún trở nên quen với những chăm sóc khác sau này.

    Dùng những chiếc bàn chải riêng cho chó mới có thể dễ dàng chải được xung quanh miệng chó. Có một mẹo nhỏ là bạn hãy dùng một miếng vải quấn quanh hàm dưới khi chải răng bên trên và ngược lại khi chải răng bên dưới. Làm như vậy chú chó sẽ không cắn vào bàn chải. Để lấy bựa răng, bạn có thể dùng một loại dụng cụ cạo đặc biệt. Nhưng phải cẩn thận vì dụng cụ này rất bén. Có thể nhờ bác sĩ thú y hay phụ tá chuyên chải răng và lông cho chó làm việc này. Họ thường dùng thuốc giảm đau để có thể thực hiện công việc này một cách suôn sẻ.

  • 5

    Bộ lông

    Doberman khá ít lông. Tuy nhiên, lông và da là hai bộ phận thể hiện rõ tình hình của sức khỏe của chó như thế nào. Giống không tốt, cho ăn kém chất dinh dưỡng, thiếu vitamin, kém vệ sinh, và căng thẳng là những nguyên nhân tạo nên một bộ lông xấu. Lông rụng, bám gàu và nổi mụn là dấu hiệu cho thấy chú chó đang có vấn đề về sức khỏe.  Những giống Doberman hiếm có như Doberman xanh hay nâu vàng (Isabella) có tỷ lệ mắc bệnh về lông, da và các chứng bệnh khác cao hơn các giống Doberman còn lại.

    Tình trạng rụng lông ở chó có thể xảy ra theo hai hướng, một là bộ lông ngày càng bị rụng thưa dần đi, hai là rụng lông theo từng mảng, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến rụng toàn bộ lông.  Lông rụng mỏng dần đi có thể là do chó bị căng thẳng, giống như trường hợp chó cái thường rụng lông sau khi sinh. Chó cái dồn hết dinh dưỡng của cơ thể để cho con, do đó giống như nàng ta đã “tiêu xài quá độ” chất dinh dưỡng của mình. Nhưng sau đó thì lông sẽ mọc dày trở lại.

    Trường hợp lông rụng từng mảng cho thấy chó đang trong tình trạng vệ sinh kém hay cơ thể thiếu sức đề kháng, vì đó có thể là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và ăn vào lỗ chân lông. Thiếu sức đề kháng có thể là do căng thẳng hay thiếu một số loại vitamin hay khoáng chất nào đó, nhưng với triệu chứng này thì tình trạng thiếu vitamin hay khoáng chất có thể là bị trầm trọng một cách bất thường.