Hướng dẫn các vấn đề về chóng mặt và tim mạch

6 lầm tưởng chết người về bệnh tiểu đường

Các bệnh làm đảo lộn trạng thái cân bằng của tai trong, như cảm, cúm hoặc dị ứng, đột ngột thay đổi tư thế hoặc sự thay đổi lượng đường trong máu đều có thể gây chóng mặt. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mặc dù, hầu hết các nguyên nhân gây chóng mặt đều không nghiêm trọng nhưng những vấn đề về bệnh tim mạch làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não cũng có thể gây chóng mặt.

  • 1

    Cao huyết áp

    Nếu huyết áp cao liên tục sẽ gây tổn hại đến thành mạch máu, làm cho thành mạch dày và cứng gây chứng xơ cứng động mạch. Xơ cứng động mạch làm hạn chế lưu lượng máu đến  não gây chóng mặt.

  • 2

    Huyết áp thấp

    Huyết áp thấp thường gây chóng mặt và ngất xỉu vì thiếu máu lên não. Huyết áp được xem là thấp khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

    Một số bệnh tim mạch có thể gây huyết áp thấp. Khi tim không nhận đủ máu, các tế bào trong cơ tim bị tổn thương gây nhồi máu cơ tim. Suy tim mô tả tình trạng phát sinh khi tim không bơm đủ máu để cung cấp cho cơ thể. Những bệnh này làm giảm lượng máu luồng qua các mạch máu, dẫn đến kết quả là huyết áp thấp.

  • 3

    Loạn nhịp tim

    Loạn nhịp tim chỉ tình trạng nhịp tim bất thường. Loạn nhịp tim có thể phát sinh vì một vài vấn đề về tim khác, bao gồm sẹo ở cơ tim do đau tim, bệnh tim và cao huyết áp. Các tế bào của cơ tim co bóp khi bị kích thích bởi các xung điện được sinh ra từ nút xoang – một nhóm tế bào chuyên dụng nằm ở tâm nhĩ phải của tim. Các xung điện lan truyền dọc theo tim giúp tim đập với tốc độ bình thường từ 60 đến 100 lần một phút (Hội Tim mạch Hoa Kỳ). Khi nút xoang phóng xung điện ở tỉ lệ chậm hơn bình thường, hoặc khi các xung điên bị cản trở sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Tim đập quá chậm sẽ đẩy ít máu đến các mạch máu, dẫn đến nhiều triệu chứng bao gồm chóng mặt. Tim đập quá nhanh, sẽ đẩy lượng máu trong tâm thất của tim ít hơn, do đó, làm giảm lượng máu đến não gây chóng mặt.