Cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo và hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, cách cạo gió sao cho đúng kỹ thuật thì là điều mà không phải ai cũng biết.
Cách cạo gió đúng kỹ thuật là phương pháp chữa bệnh an toàn, đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền, được lưu truyền trong dân gian. Phương pháp này rất có ý nghĩa và được áp dụng triệt để tại các nơi vùng sâu, vùng xa, những nơi còn thiếu thốn về điều kiện y tế. Hiện tại, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào để đánh giá được tác dụng của phương pháp chữa bệnh này tuy nhiên qua thực tế cho thấy, phương pháp này vẫn được duy trì, phát triển và có hiệu quả nhất định đối với các trường hợp cảm mạo hoặc khi sức khỏe giảm sút.
Cạo gió đúng cách giúp trị cảm
Lưu ý: Mặc dù đây là phương pháp chữa bệnh hiệu quả và đơn giản nhưng người bệnh vẫn cần được thăm khám và làm theo hướng dẫn điều trị của thuốc chuyên khoa.
-
1
Vị trí cạo gió
Đối với từng loại bệnh khác nhau thì vị trí cũng khác nhau:
- Cảm mạo, trúng gió: Đây có lẽ là trường hợp thường gặp nhất khi cạo gió. Đối với trường hợp này, bạn cần cạo gió ở giữa sống lưng và tỏa sang hai bên mạng sườn sao cho kín hết diện lưng, bắt gió ở giữa trán tại vị trí ấn đường và chà sát hai bên mang tai (tại huyệt Thái Dương). Xem ngay: Cách cạo gió trị bệnh cảm mạo
Cách cạo gió khi bị cảm mạo, trúng gió
- Đau nhức, khó chịu: Khi thời tiết thay đổi, nhiều người đặc biệt là người ở tuổi trung niên thường cảm thấy đau nhức khắp mình. Cách cạo gió đối với trường hợp này như sau: bạn cạo hai bên đường tuyến từ trên vai xuống lưng.
- Nhức đầu, sốt nóng: Trong trường hợp người bệnh cảm thấy đầu đau như búa bổ và người nóng ran thì bạn cạo gió ở hai bên đường gân dưới cổ, ngay dưới gáy, tạo thành 2 đường chéo ở hai bên vai. Bạn cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt sống lưng số 2, số 3 ra hai bên vai.
Cách cạo gió trong trường hợp nhức đầu, sốt nóng
- Ho: Nếu người bệnh bị ho khan lâu ngày không hết, bạn có thể áp dụng cách cạo gió để chữa bệnh. Bạn nên cạo gió ở hai vị trí là giữa sống lưng và đường thẳng trước ngực.
- Nôn ọe, đau bụng, đi ngoài: Bạn nên cạo gió ở vị trí giữa sống lưng; từ trên hai bên mạng sườn xuống; cạo trước ngực từ lõm cổ xuống; cạo từ cánh tay đến các đầu ngón tay, cạo từ mặt ngoài chân đến mu bàn chân; cạo từ sau gáy đên mặt sau cánh tay; cạo từ lưng đến chân.
-
2
Dụng cụ cạo gió
Cách cạo gió bằng đồng bạc và trứng gà: Bạn luộc chín một quả trứng gà, tác đôi lòng trắng, lấy lòng đỏ ra để ăn sau khi cạo gió giúp giữ dạ. Tiếp theo, bạn lấy một chiếc khăn mùi xoa (hoặc vải sạch, mỏng), đặt nửa lòng trắng trứng hướng lên trên rồi cho đồng bạc vào (nếu có thể bạn cũng nên cho thêm một ít tóc rối và một ít gừng tươi đập dập). Sau đó, bạn úp nửa lòng trắng trứng còn lại lên trên rồi túm chặt khăn mùi xoa lại.
Tiếp theo, bạn nhúng chìm phần khăn mặt bọc lòng trắng trứng trong nước vừa luộc trứng cho nóng lên rồi lấy ra và vắt hết nước ở khăn đi rồi bắt đầu thao tác cạo gió.
Cách cạo gió bằng đồng bạc và trứng gà
Lưu ý: trong trường hợp không có đồng bạc thì bạn có thể dùng vòng bạc, dây chuyền bạc hoặc bông tai bạc đều được.
Cách cạo gió chỉ sử dụng đồng bạc: bạn có thể chỉ lấy đồng bạc hoặc bất cứ vật gì có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa bạc, chén bạc… để cạo gió.
-
3
Cách cạo gió đúng kỹ thuật
Khi cạo gió, người bệnh cần nằm ngay ngắn, thả lỏng cơ thể và hoàn toàn tĩnh tâm. Tiếp theo, người cạo xoa dầu lên vùng cần cạo gió rồi miết từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài theo một chiều để người bệnh cảm thấy ấm nóng, thoải mái là được. Chú ý là chỉ được đánh theo một chiều từ trên xuống dưới, tuyệt đối không miết lại theo chiều ngược lên sẽ làm phản tác dụng. Nếu chỉ sử dụng đồng bạc hoặc thìa bạc, chén bạc để cạo gió thì người cạo cần cầm vật cạo tạo thành một góc 90 độ hoặc 45 độ so với mặt phẳng cạo.
Để đồng bạc vuông góc với vùng da cần cạo gió
Với mỗi bộ phần cổ, lưng, bụng, chân và tay thì người cạo cạo từ trên xuống dưới, đối với ngực thì cạo từ trong ra ngoài. Trong khi cạo cần tác dụng lực thật đều và miết thật dài. Với mỗi vị trí, người cạo chỉ cần cạo khoảng 5 phút là sẽ thấy phần da thịt nổi vết đỏ tím tự nhiên, tuyệt đối không dùng lực cưỡng bức để cố tình tạo ra vết này. Không nên cạo quá 10 phút và phải cạo hết chỗ này mới chuyển sang chỗ khác.
Sau khi cạo xong, người bệnh cần được ủ ấm và nằm yên trên giường chứ không được ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống một cốc nước nóng (trà gừng) và ăn phần lòng đỏ trứng (nếu cạo bằng trứng và đồng xu), trong vòng 30 phút sau khi cạo tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh.
-
4
Một số lưu ý khi cạo gió
- Không được cạo gió quá lâu và không ghì mạnh vào phần da thịt khiến người bệnh bị đau, rát.
- Không nên cạo gió cho trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim mạch, da liễu, cao huyết áp. Nếu cần thiết phải cạo gió cho phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không cạo phần bụng.
- Không tùy tiện áp dụng cách cạo gió đối với các loại bệnh khác ngoài cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt, đau đầu, đau lưng, sốt không ra mồ hôi.
-
5
Tại sao cạo gió lại giúp chữa bệnh?
Cảm là trạng thái con người bị gió độc thấm vào cơ thể qua lỗ chân lông, các khí độc này thường là hợp chất của lưu huỳnh. Khi sử dụng bạc để cạo gió thì bạc (Ag) sẽ tác dụng với khí lưu huỳnh (S) có tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Khi đó, lượng khí đọc sẽ được bạc loại bỏ và cơ thể sẽ được phục hồi thể trạng.
Cao gio dung cach sẽ giúp chữa bệnh rất hiệu quả
Đối với cách cạo gió bằng lòng trắng trứng và đồng xu thì lòng trắng trứng có tác dụng bịt các lỗ chân lông lại, ngăn cản khí độc tiếp tục xâm nhập vào cơ thể trong khi cạo gió.