Hướng dẫn cách nuôi thỏ đẻ đạt năng suất cao

Hướng dẫn cách nuôi thỏ đẻ đạt năng suất cao

Nuôi thỏ đang là xu hướng được rất nhiều nhà nông quan tâm bởi dễ nuôi và lợi nhuận cao. Để đạt năng xuất nuôi thỏ cao thì việc chọn con giống và chăm sóc thỏ đẻ là vô cùng quan trọng.

  • 1

     Cách nuôi thỏ đẻ: Công đoạn chọn giống

    Hướng dẫn cách nuôi thỏ đẻ đạt năng suất cao

    Cách nuôi thỏ đẻ: Công đoạn chọn thỏ giống

    Chọn giống là công việc quan trọng đầu tiên khi nuôi thỏ đẻ, thỏ cái sử dụng làm giống cần có các đặc điểm sau: 4 chân khỏe, hoạt bát nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, không có vẻ yếu mệt, đầu nhỏ, hông rộng nhưng lưng phẳng, hiền lành và có từ 8 vú trở lên, bộ phận sinh dục hoàn toàn bình thường, không xuất hiện dị tật.

    Con thỏ cái làm giống nên chọn từ thỏ mẹ mắn đẻ, có tỷ lệ thụ thai cao, mỗi năm đẻ 5 – 6 lứa, mỗi lứa đẻ 6 – 7 con. Tỷ lệ nuôi con sống từ lúc sinh đến khi cai sữa trên 80%, không bị bệnh, tăng cân nhanh.

    Với thỏ đực để làm giống cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt lanh lợi, đầu to vừa phải, ngực to, lưng rộng, chân sau chắc khỏe vạm vỡ, lông rậm và mướt, hai cà đều nhau.

  • 2

    Quá trình phối giống

    Biểu hiện cho thấy thỏ cái đến thời kỳ động dục như sau: bỏ ăn, nằm chổng mông, bứt lông, cắn máng, bới tung chuồng để chuẩn bị lót ổ. Ở bộ phận sinh dục, hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau chuyển sang hồng đậm hoặc tím bầm. Bạn cho thỏ phối giống khi mép âm hộ có màu hồng đậm. Bắt trực tiếp thỏ cái sang chuồng của thỏ đực để tiến hành phối giống. Nếu làm ngược lại thì có thể thỏ đực không chịu phối hoặc chất lượng phối giống không cao.

    Thỏ nên được phối giống vào thời gian buổi sáng sớm hoặc chiều mát, nếu thỏ cái có biểu hiện vùng vẫy, không cho thỏ đực giao phối, đuôi cụp xuống thì nên bắt thỏ cái ra để hôm sau tiếp tục thả vào chuồng của thỏ đực. Khi thỏ cái đã chịu đực, thỏ đực sẽ kêu lên một tiếng rồi nằm ngửa và thở nhanh. Khi đó đưa thỏ cái về chuồng, mỗi con thỏ cái nên cho phối 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 giờ.

  • 3

    Chăm sóc, nuôi dưỡng

    Hướng dẫn cách nuôi thỏ đẻ đạt năng suất cao
     Hướng dẫn cách nuôi thỏ đẻ

    Thời gian mang thai của thỏ cái là 34 đến 35 ngày. Trong thời gian trước khi thỏ đẻ bạn cần bổ sung thêm nhiều cám, rau củ quả tươi, củ cải để thỏ tránh bị táo bón đồng thời có nhiều sữa nuôi con, ngoài ra vẫn cần phải cho thỏ ăn cỏ khô để bụng không chứa nhiều nước ép thai. Đến gần ngày đẻ, thỏ thường nằm duỗi dài, đẻ trong thời gian từ 1 đến 2 giờ. Mặc dù thỏ mẹ tự chuẩn bị ổ đẻ cho mình nhưng bạn vẫn cần chú ý, nếu trời lạnh thì cần thắp thêm đèn để sưởi ấm cho thỏ mẹ và thỏ con. Nơi thỏ đẻ cần yên tĩnh, tránh ánh sáng và mùi khói thuốc lá.

    Sau khi thỏ đẻ phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ mẹ uống nước, cần cung cấp nước uống đầy đủ cho thỏ nếu không thỏ sẽ ăn thịt con. Trong thời kỳ đầu cần thường xuyên theo dõi, phòng trường hợp thỏ mẹ ăn con hay thỏ con bị rơi lọt xuống chuồng.

  • 4

     Phòng bệnh

    Khi nuôi thỏ bạn cũng phải chú ý theo dõi đàn thỏ để phòng tránh một số bệnh như tiêu chảy, ghẻ, sình bụng, tụ huyết trùng, cầu trùng…. Khi môi trường sống hoặc thời tiết thay đổi, cần bổ sung cho thỏ vitamin và kháng sinh trong khoảng từ 3 đến 5 ngày để giúp tăng sức đề kháng và chống stress.

    Bạn đọc có thể xem thêm bài viết: Cách phòng trị các bệnh thường gặp ở thỏ

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản cách nuôi thỏ đẻ hy vọng hữu ích cho những ai đang và có ý định nuôi loài vật hiền lành và có giá trị kinh tế cao này. Chúc bạn thành công!