Mẹo nấu món Thái ngon

Ảnh: internet

– Dùng nguyên liệu tươi. Chợ với đủ loại thực phẩm tươi sống là lợi điểm tuyệt vời ở các nước châu Á so với siêu thị hàng đông lạnh ở phương Tây. Hãy tận dụng nó.

– Thêm rau củ. Nhiều món Thái thường được dọn kèm một đĩa rau củ bên cạnh, có thể là dưa chuột, đậu đũa, táo, cà tím, giá, hẹ… Đó là nguồn bổ sung vitamin tuyệt vời. Đừng quên nó!

– Món Thái dùng rất nhiều loại rau thơm sẵn có. Đó cũng là những loại thảo dược cực tốt cho sức khỏe của bạn, chẳng hạn ớt tươi giàu vitamin A,C,K; sả giàu chất sắt và kali; gừng tốt cho tiêu hóa và trị cảm lạnh…

– Đừng quên nước dùng. Chỉ một chút xíu dầu được dùng để phi thơm tỏi, trong khi nước dùng được tận dụng tối đa để giúp cho các món xào không bị khô.

– Vị ngọt tự nhiên. Nước dừa và đường thốt nốt được dùng nhiều trong ẩm thực Thái, đem lại vị ngọt tự nhiên cho các món ăn. Chắc chắn là chúng tốt cho sức khỏe của bạn hơn là đường tinh chế.

– Nước mắm. So với muối, chúng bổ sung thêm protein, vitamin và khoáng chất. Tất nhiên nước mắm cũng làm cho món ăn tăng thêm hương vị đáng kể.

– Đừng Âu hóa món Thái. Kem, bơ, sữa không phải là nguyên liệu của món Thái.

– Nấu nhanh. Nhờ nấu nhanh mà chất dinh dưỡng trong các món Thái còn giữ lại được nhiều.

– Ăn nhẹ. Người Thái thường chỉ ăn khi đói bụng, không nhóp nhép nhiều loại thức ăn vặt như ở phương Tây. Có thể một chén lẩu nóng hay một đĩa trái cây lạnh không tiện dụng như gói bánh ngọt hay phần khoai tây chiên giòn rụm ở cửa hàng thức ăn nhanh nhưng hẳn là chúng tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

– Cân bằng. Món Thái không những cân bằng trong hương vị mà còn cân bằng cho cơ thể bạn. Chẳng hạn món “nặng bụng” dùng kèm với thứ “nhẹ bụng”.  Một ví dụ dễ thấy là món cà ri với nước dừa khá “nặng” luôn được dọn kèm rau sống. 

Nguồn: Theo Thanh Niên

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.