Kỹ thuật nuôi chim cút con mau lớn, khỏe mạnh

Kỹ thuật nuôi chim cút con mau lớn, khỏe mạnh

Để đàn chim cút sinh trưởng, phát triển tốt và có năng suất cao thì kỹ thuật nuôi chim cút là yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là giai đoạn đầu đời. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm khi nuôi chim cút con.

Do nhu cầu từ thị trường ngày càng tăng cao nên nghề nuôi chim cút ngày càng phổ biến, được nhiều hộ chăn nuôi cá thể áp dụng. Để bà con có thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi chim cút con, ChaMeCuaCon.com xin chia sẻ một số hướng dẫn và kinh nghiệm khi chọn chim cút con, cách úm và chọn máng ăn, máng uống cho cút con…

  • 1

    Cách chọn chim cút con (giai đoạn mới nở đến 16 ngày tuổi)

    Chim cút con phải có trọng lượng từ 6 đến 8g/con, sức khỏe tốt, nhanh nhẹn tinh anh, không bị dị tật, hở rốn. Không chọn những con cút nở chậm.

    Kỹ thuật nuôi chim cút con mau lớn, khỏe mạnh

    Kỹ thuật nuôi chim cút con
  • 2

    Úm chim cút con

    – Lồng úm: Chim cút sau khi nở cần phải được úm trong lồng úm. Sàn của lồng úm làm bằng lưới 5x5mm hoặc úm trên sàn trấu. Với sàn lưới thì trong 3 ngày đầu cần phải lót giấy để chim cút không bị lọt chân.

    Kỹ thuật nuôi chim cút con mau lớn, khỏe mạnh

    Cần úm chim cút con trong 3 tuần đầu

    – Nhiệt độ úm (giảm dần):

    + Trong 3 ngày đầu tiên nhiệt độ úm từ 38°C – 35°C

    + Từ ngày thứ 4 đến 1 tuần đầu nhiệt độ úm từ 34°C – 32°C

    + Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14: 31°C – 28°C

    Từ tuần tiếp theo không cần thiết phải sưởi cho chim cút trừ trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 24 – 25 độ C.

  • 3

    Mật độ nuôi chim cút con

    Trên 1 đơn vị diện tích mật độ nuôi cút giảm dần theo từng tuần do kích thước chim cút lớn lên.

    – Tuần đầu tiên mật độ nuôi 200 con/m2

    – Tuần thứ 2: mật độ 100 con/m2

    – Tuần thứ 3: mật độ 50 con/m2

    – Tuần thứ 4: mật độ 35 đến 36 con/m2.

     Kỹ thuật nuôi chim cút con mau lớn, khỏe mạnh

    Mật độ nuôi chim cút con thay đổi theo từng giai đoạn
  • 4

    Kỹ thuật nuôi chim cút con: Chú ý đến máng ăn, máng uống

    – Máng ăn:

    Trong hai tuần đầu dùng loại máng ăn kích thước 40 x 10 x 1,5cm cho cút ăn. Để chim cút không nhảy vào máng làm vương vãi thức ăn, bạn nên đặt lên máng một vỉ lưới ô vuông 1x1cm.

    Trong tuần đầu mật độ máng ăn cần thiết là 150 con/máng, tuần thứ 2 là 80 con/máng.

    – Máng uống:

    Trong tuần đầu nên sử dụng loại máng uống tròn 250cc với mật độ 50con/ máng. Đến tuần thứ 2 dùng loại máng 1000cc, mật độ 50 con/ máng.

  • 5

    Dinh dưỡng cho cút con

    Để cút con phát triển tốt bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên cho cút ăn tự do, số lần cho ăn từ 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cho cám cần đảm bảo cám lần trước đã được ăn hết.

    – Chủng loại thức ăn cho cút con: Cám con cò C32 dành cho cút con, chim cút hậu bị, đã được cân đối tối thiểu hàm lượng đạm và axit amin giúp chim phát triển đều. Sau 16 ngày tuổi bạn có thể phân biệt được con mái và con trống. Lúc này bạn chọn lựa để đẻ trứng hoặc vỗ béo bán thịt.

Hy vọng những hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cút con trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăn nuôi và làm giàu từ nghề nuôi chim cút. Bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi chim cu gáy chi tiết và cách nuôi chim bồ câu nhốt giúp đạt năng suất cao để đa dạng hóa mô hình chăn nuôi của mình nhé. Chúc bạn thành công!

XEM THÊM:

  • Cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái để phối giống chuẩn
  • Cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở thỏ