Tác hại khi dùng Acetone tẩy móng
Những người làm nghề nails bắt buộc phải tiếp xúc với acetone vì acetone là dung môi quan trọng nhất trong những thuốc rửa móng tay. Acetone được chế tạo từ lên men cũng còn được dùng làm dung môi pha chế keo dán. Acetone tuy tẩy rửa được các lớp sơn cũ nhưng lại gây cho móng tay bị dòn, sác. Khi dính vào da gây ngứa nơi đầu ngón tay. Nguy hại nhất là thở hít nhiều acetone gây hại đến phổi, tạo cảm giác say, mất thăng bằng theo kiểu như nghiền rượu.
Cách tẩy móng không dùng Acetone
Giấm trắng
Bạn có thể tự tẩy móng tay tại nhà.
Giấm cũng có tính axit giống như chanh và tất nhiên là có khả năng loại bỏ các vết sơn, lớp bẩn trên bề mặt móng tay, móng chân. Chỉ cần đổ giấm trắng vào một cái bát rồi ngâm móng tay và chà miết khoảng 10 phút. Sau khi móng tay sạch thì hãy rửa lại bằng nước.
Rượu vang trái cây
Rượu vang trái cây có tác dụng tẩy trắng móng tay ố vàng, làm sạch các vết bẩn và tẩy sơn móng. Thấm rượu vang trái cây trên móng tay và chờ 15 phút rồi mới chà lại móng một cách nhẹ nhàng. Tiếp đó, bạn làm sạch móng với nước ấm tự nhiên.
Nước chanh và baking soda
Trong chanh có tính axit mạnh vì vậy có thể tẩy trắng rất hiệu quả cho móng tay. Hãy vắt quả chanh vào một cái bát rồi trộn đều với baking soda. Sau đó dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp rồi chà lên móng tay, hãy chải cho đến khi hết các vết sơn. Cuối cùng là rửa sạch với nước ấm.
Lưu ý: Với các móng tay có vết thương hở thì không nên dùng cách này vì nồng độ axit của chanh sẽ không tốt cho vết thương.
Mẹo chăm sóc móng tay
Để móng tay luôn trắng sáng, hồng hào bạn phải thường xuyên uống nước và bổ sung nhiều vitamin từ rau của quả. Một chế độ ăn hợp lý với nhiều chất đạm, thực phẩm giàu vitamin E, axit béo… là gợi ý hợp lý giúp móng tay khỏe mạnh.
Không nên dùng bấm móng tay để cắt bởi việc bấm có thể gây tổn thương đến móng. Điều này gián tiếp khiến bộ móng của bạn trở nên xấu xí. Lời khuyên, bạn nên sử dụng giũa móng tay để hạn chế chấn thương cũng như dễ dàng định hình kiểu móng.
Để móng tay được sáng bóng, hồng hào, bạn nên hạn chế sơn móng tay, nhất là không sơn đè lên lớp sơn cũ. Lưu ý, bạn nên để móng nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày sau khi tẩy rồi mới sơn lớp sơn mới.
Một số bạn có thói quen lấy da thừa dưới móng. Việc này là một cách bảo vệ móng tay tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên việc lấy lớp da thừa cần nhẹ nhàng và hạn chế. Tốt nhất là một tuần 3 lần.
Nếu móng bạn xỉn màu quá lâu, bạn có thể ngâm móng tay vào dung dịch nước muối giúp làm mềm và sáng hơn. Tiếp theo, bạn có thể dùng dầu ôliu ấm để ngâm móng tay vào đó chừng 5-10 phút mỗi ngày để cải thiện màu sắc của móng tay.
Nguồn: Theo KhoevaDep
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.