Bệnh tay chân miệng là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể điều trị từ 7 đến 10 ngày là khỏi. Tuy nhiên nếu như cha mẹ trẻ chủ quan, không có phương pháp chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải khi bị mắc bệnh chân tay miệng.
Khi trẻ có những biểu hiện lạ, trẻ cần cho trẻ đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra
Mất nước
Đây là biến chứng ít nguy hiểm nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Những biểu hiện ở biến chứng này thường là da trẻ bị khô, khi cha mẹ véo vào những da trẻ thì vết véo lâu tan, trẻ không thể đi tiếu hoặc đi tiếu rất ít lần trong ngày. Khi gặp biến chứng này của bệnh trẻ thường hay quấy khóc, mắt lờ đờ và có dấu hiệu mệt mỏi. Đặc biệt trẻ còn có thóp trũng. Ở những trường hợp gặp biến chứng này thường chưa gặp nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ chỉ cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thật nhiều nước và sữa. Tuy nhiên cha mẹ không nên cho trẻ uống các loại nước như nước trái cây. Nguyên nhân là do nước trái cây có tính axit sẽ làm đau các vết mụn nước bị trợt bên trong miệng bé bị đau.
Viêm não
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ, biến chứng có thể gây tổn thương cho não và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Những ngày đầu của biến chứng, trẻ có những biểu hiện như bệnh cúm. Chính vì vậy cha mẹ bé thường có tâm lí chủ quan mà không có phương pháp điều trị kịp thời. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như : co giật chân tay, chân tay yếu, không có sức lực và sợ ánh sáng thì cha mẹ cần cho trẻ đến ngay các trung tâm y tế để chữa trị kịp thời.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.