Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu bị vỡ ối

0
105
Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu bị vỡ ối

Trong suốt 9 tháng 10 ngày, thai nhi được bao bọc an toàn và khỏe mạnh trong túi ối của người mẹ. Túi ối là một túi chất lỏng nằm trong tử cung, chứa đầy chất dinh dưỡng màu nhạt giúp bao bọc và nuôi dưỡng bé. Nước ối trong túi ối còn có tác dụng tránh cho em bé bị va chạm hay tổn thương. Khi đủ tháng đủ ngày, túi ối sẽ tự vỡ để chuẩn bị cho giây phút em bé chào đời.

Tuy nhiên một số trường hợp túi ối bị vỡ dù chưa đến ngày dự sinh, dẫn đến khả năng em bé bị sinh non, sinh thiếu tháng. Mẹ bầu trong giai đoạn mang thai cần chú ý đến các vấn đề bất thường liên quan đến túi ối, để kịp thời can thiệp và xử lý.

Nếu túi ối vỡ trước cơn chuyển dạ: Trường hợp này gọi là túi ối vỡ tự phát, và cơn chuyển dạ của mẹ sẽ sớm bắt đầu hoặc cơn co thắt có thể xuất hiện ngay. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối nhưng không có cơn co, bác sỹ có thể gợi ý thực hiện khởi phát chuyển dạ.

Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu bị vỡ ối

Nếu túi ối vỡ sau 37 tuần nhưng trước ngày dự sinh: Nếu gặp trường hợp này, bạn nên bình tĩnh để có hướng xử lý phù hợp. Đến bệnh viện ngay khi phát hiện vỡ ối. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi, nhịp tim, vị trí…Sau đó mẹ bầu sẽ phải đợi trong tối đa 24 giờ để cơn co xuất hiện, nếu không thấy cơn co, bác sỹ sẽ tiến hành khởi phát chuyển dạ. Theo lý thuyết, khi vỡ ối, cơn chuyển dạ sẽ bắt đầu bất cứ lúc nào từ 24-48 tiếng sau đó. Nhưng nếu cơn co không xuất hiện, sản phụ nên lựa chọn khởi phát chuyển dạ hoặc phương pháp mổ lấy thai.

Nếu túi ối bị vỡ sau tuần thai thứ 23: Đây là trường hợp mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh non. Khi bị vỡ ối ở tuần thai thứ 23, mẹ bầu nên nhập viện ngay lập tức. Các bác sỹ sẽ mổ lấy thai hoặc áp dụng các phương pháp khác.

Xử lý như thế nào khi đang ở một mình mà bị vỡ ối

Túi ối có thể vỡ bất cứ lúc nào, vì vậy nếu đang một mình mà lâm vào tình cảnh này, sản phụ cần lưu ý những điều sau:

– Ghi lại thời gian phát hiện túi ối vỡ. Điều này rất quan trọng đối với bác sỹ trong việc tiên đoán thời gian chuyển dạ.

– Hít thở sâu và giữ bình tĩnh. Dùng băng vệ sinh để giữ vệ sinh cho vùng âm đạo, bạn cũng có thể biết lượng nước ối ra nhiều hay ít.

– Gọi lập tức cho chồng, người thân hoặc bạn bè để đưa bạn đến bệnh viện.

– Trong thời gian chờ đợi, chuẩn bị giấy tờ, sổ khám thai và một số đồ đạc cần thiết để nhập viện.

– Uống nước hoặc nước trái cây khác để không bị mất nước.

– Trò chuyện với con trong bụng để cả mẹ và con đều được thư giãn. Giọng nói của mẹ sẽ giúp bé không hoảng sợ và giữ nhịp tim của bé ở mức ổn định.

Việt HàNguồn: THS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.