Những sai lầm nên tránh khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ

Những sai lầm nên tránh khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ

Nhiều gia đình tự chữa cho con theo cách “truyền miệng” để hạn chế uống thuốc. Tuy nhiên, bệnh của bé càng thêm nặng nếu chữa không đúng cách. Và dưới đây là một số sai lầm nên tránh khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ

– Nhỏ mũi bằng nước tỏi ép

Cách ép tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi được nhiều bậc cha mẹ truyền nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết thì đây là một quan niệm sai lầm. Trong tỏi có chứa chất Allicin có tác dụng diệt vi trùng và vi nấm cũng như có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên rất nguy hiểm khi nhỏ nước ép tỏi vào mũi vì nó gây nóng rát, phù nề thậm chí làm phỏng niêm mạc mũi của trẻ. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng cách làm này.

– Dùng miệng hút mũi cho bé

Nhiều cha mẹ đã dùng miệng hút nước mũi cho con vì xót con khi bé bị sổ mũi hoặc khò khè sợ con đau rát khi lấy mũi. Đây là một thói quen không tốt của bố mẹ vì việc làm này rất mất vệ sinh, có nguy cơ làm bệnh của bé nặng hơn hoặc mắc bệnh khác từ hơi thở và miệng của bố mẹ lây nhiễm.

– Xông mũi tại nhà

Trẻ thường xảy ra tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi khiến bé khó thở do thời tiết thay đổi. Vì thế, nhiều trang thiết bị và thuốc được nhiều gia đình tự ý mua về để xông mũi cho con. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết cách dùng đúng nên việc tự ý dùng máy khí dung ở nhà rất nguy hiểm. Tự ý dùng nguyên liệu để xông sẽ rất nguy hiểm. Nguy cơ gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển vào niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và mặc các bệnh hộ hấp vì tùy tiện dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm lâu ngày. Ngoài ra còn rất nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp nếu không biết cách dùng.

– Rửa mũi quá nhiều

Nếu hằng ngày đều rửa mũi cho trẻ dù bé không bị nghẹt hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp thì đó là phương pháp sai lầm làm hại tới trẻ. Mũi của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế làm sạch như nhau. Việc rửa mũi nhiều làm khoang mũi bị mất chất nhầy tự nhiên. Chất nhày đó có tác dụng tạo độ ẩm và ngăn chặn bụi bẩn. Vì vậy, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn nếu mất đi chất nhầy tự nhiên này.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.