Bệnh loãng xương khiến hệ xương khớp suy yếu và dễ gãy. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh này nhé.
-
1
Lượng canxi trong chế độ ăn
Chế độ ăn ít canxi sẽ làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương giòn, yếu và có nguy cơ gãy xương cao. Ngược lại, với chế độ ăn đủ canxi sẽ giúp xương khỏe mạnh và chậm lão hóa.
Chế ăn ít canxi làm tăng nguy cơ loãng xương
-
2
Hoạt động thể chất
Những người ít hoạt động thể chất có nguy cơ loãng xương cao hơn nhiều lần so với những người thường xuyên luyện tập. Do đó, để bảo vệ sức khỏe xương khớp bạn hãy chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe cho bản thân mình.
Những người hoạt động thể chất ít có nguy có loãng xương cao
-
3
Thuốc lá và rượu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc lá góp phần làm yếu xương khớp của chúng ta. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Bởi rượu làm cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy bạn nên hạn chế những chất kích thích làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
Thuốc lá và rượu rất có hại cho xương
-
4
Giới tính, độ tuổi, kích thước xương
Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới bởi phụ nữ có lượng mô xương ít hơn. Những người có kích thước xương nhỏ cũng có nguy cơ loãng xương cao hơn người có khung xương lớn.
Ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương của bạn càng lớn.
Phụ nữ có nguy có loãng xương cao hơn đàn ông
-
5
Chủng tộc và gia đình
Những người da trắng hoặc người châu Á có nguy cơ loãng xương cao hơn những chủng tộc người khác. Ngoài ra, nếu gia đình bạn có cha mẹ hoặc anh chị em có tiền sử bệnh loãng xương thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Vì vậy bạn nên cẩn thận điều này để tìm cách phòng tránh sớm nhất.
-
6
Mức độ hormone
Quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây loãng xương. Ở phụ nữ, nguy cơ loãng xương cao hơn khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh do nồng độ estrogen giảm. Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
-
7
Rối loạn ăn uống và các điều kiện khác
Những người mắc chứng biếng ăn hoặc không thể ngừng ăn đều có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật hút mỡ hoặc một số bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
-
8
Một số loại thuốc
Sử dụng lâu dài các loại thuốc như prednisone, cortisone, prednisolone và dexamethasone sẽ gây tổn hại cho xương. Bên cạnh đó, các thuốc có chứa chất ức chế aromatase để điều trị ung thư vú, các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, methotrexate, một số loại thuốc chống động kinh và thuốc ức chế bơm proton đều làm tăng nguy cơ loãng xương.