Sao Kim trở lại bầu trời vào đêm 27/10

Sao Kim trở lại bầu trời vào đêm 27/10

khoahoc.mobi  – Sau khoảng một năm vắng mặt, “sao hôm” đã xuất hiện trở lại.

Vào ngày 18 tháng 8 Kim tinh đã đi qua phía sau mặt trời (nhìn từ Trái đất) và kể từ đó, nó đã trở thành vô hình khi bị che lấp bởi ánh sáng rực rỡ của mặt trời.

Tuy nhiên, với mỗi ngày trôi qua, nó đã di chuyển dần về phía đông và từ từ ra khỏi vùng lân cận của mặt trời. Cuối cùng, vào tối thứ hai ngày 24 tháng 10 (khoảng 50 phút sau khi mặt trời lặn) Kim tinh đã xuất hiện như một “ngôi sao” ở chân trời, khoảng 23 độ tây nam (10 độ là tương đương với chiều rộng của bàn tay của bạn khi ướm lên bầu trời). Bản đồ bầu trời bên trên cho thấy vị trí của hành tinh này thuộc bầu trời phía tây nam.

Sao Kim trở lại bầu trời vào đêm 27/10
Bản đồ bầu trời này mô tả vị trí của các hành tinh Venus (kim tinh) và Mercury (thủy tinh) ngay sau khi mặt trời lặn trong ngày 24 Tháng 10 năm 2011 nhìn từ vĩ độ giữa phía bắc. Vị trí của Kim tinh trên bầu trời sẽ cao dần lên trong mùa thu ở phía Bắc bán cầu.

Những nhà quan sát giàu kinh nghiệm vẫn có thể phát hiện ra hành tinh này. Nhưng người ta vẫn hi vọng rằng vào ngày 30 tháng 10 tới đây, thời gian Kim tinh lấp lánh trên bầu trời sẽ kéo dài hơn 1 chút (đến khoảng 55 phút), để cho những nhà quan sát ít kinh nghiệm có cơ hội chiêm ngưỡng hành tinh hấp dẫn này.

Dưới đây là một điều tuyệt vời cho tất cả các nhà quan sát: Vào tối thứ Năm ngày 27 tháng 10, bạn có thể quan sát được cả Kim tinh và Thủy tinh (ở ngay phía bên dưới Kim tinh), hai hành tinh chỉ cách nhau một vài độ sẽ cùng tỏa sáng trên chân trời phía tây – tây nam khoảng 30 phút sau khi mặt trời lặn. Nằm bên dưới và bên phải của hai hành tinh vào buổi tối này là một mặt trăng lưỡi liềm rất mỏng, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời này 1 cách rõ nét khi sử dụng 1 chiếc ống nhòm.

Với độ sáng biểu kiến khoảng -0,3 (là thước đo độ sáng của nó khi quan sát từ Trái Đất), Thủy tinh hoàn toàn có thể được nhìn thấy bằng mắt thường ở vùng cực nam Hoa Kỳ, nơi mà nó sẽ xuất hiện gần một giờ sau khi mặt trời lặn. Đối với các nhà quan sát tại đường xích đạo, Thủy tinh sẽ xuất hiện khi hoàng hôn kết thúc, trong khi đối với các nhà quan sát bán cầu Nam – trái ngược với những người phía bắc của đường xích đạo, sẽ quan sát thấy 1 trên bầu trời đêm tuyệt vời với sự tỏa sáng của hành tinh này.

Trong tháng mười một, Kim tinh sẽ tiếp tục di chuyển về phía đông của mặt trời và ngay cả chúng ta, những người bình thường nhất cũng sẽ sớm có thể nhìn thấy hành tinh này trên bầu trời buổi tối 1 cách rõ ràng ở phía trời tây – tây nam.

Xuất hiện như một ngôi sao màu trắng rực rỡ với độ sáng biểu kiến khoảng -3,9, hành tinh ”chị em” của chúng ta sẽ xuất hiện ít nhất một giờ sau khi mặt trời lặn vào ngày 3 tháng 11. Vị trí của nó sẽ từ từ cao lên qua mỗi buổi tối để tô điểm cho bầu trời đêm phía tây trong mùa đông sắp tới và đầu mùa xuân. Ngày đầu năm mới, nó sẽ xuất hiện vào khoảng 2 giờ 30 phút sau khi mặt trời lặn.

Kim tinh sẽ đạt tới độ dài lớn nhất của nó ở 46 độ về phía đông mặt trời vào ngày 26 tháng 3. Từ đó, vào giữa tháng tư, nó sẽ xuất hiện vào khoảng hơn 4 giờ sau khi mặt trời lặn. Giữa mùa xuân cũng là khoảng thời gian sáng nhất của hành tinh này, đạt độ sáng lớn nhất khoảng -4,5 vào ngày 30 tháng 4 năm sau.

Kim tinh, trên thực tế, sẽ tỏa sáng rõ rệt ở giai đoạn này và nó có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường với một màu xanh đậm. Sau khi hoàng hôn kết thúc, nó sẽ có thể đúc bóng rõ rệt trên bầu trời đêm đen huyền bí.

Từ bây giờ và tháng 5 năm sau, liên tục quan sát Kim tinh với một kính viễn vọng nhỏ ta có thể thấy được đầy đủ các giai đoạn cũng như kích thước của nó.

Hành tinh này xuất hiện gần như đầy đủ với 95% ánh sáng mặt trời vào tối thứ hai, giống như là một chiếc đĩa nhỏ chói sáng và mờ dần đi vào giữa mùa đông.

Vào tuần cuối cùng của tháng 3, Kim tinh đạt đến vị trí lưỡng phân (hiển thị một hình dạng “nửa mặt trăng“). Sau đó, nó sẽ xuất hiện như một lưỡi liềm lớn khi di chuyển tới gần Trái đất hơn.

Thật vậy, những người sử dụng kính thiên văn sẽ nhận ra rằng trong khi khoảng cách giữa Trái Đất và Kim tinh giảm bớt, kích thước của sao Kim trên bầu trời sẽ phát triển, tăng gấp đôi kích thước của nó vào ngày 15 tháng 3. Và vào ngày 7 tháng 5, khi nó đã tăng gấp đôi kích thước 1 lần nữa thì hình dạng lưỡi liềm lớn của nó có thể dễ dàng được nhận ra ngay cả khi quan sát với chiếc ống nhòm có độ phóng đại 7 công suất.

Di chuyển theo hướng quỹ đạo, độ sáng của Kim tinh sẽ nhanh chóng giảm đi và biến mất. Sao Kim sẽ đạt vị trí cao nhất khoảng 40 độ ở phía tây, tuy nhiên sẽ hạ xuống khoảng 7 độ vào cuối tháng.

Kim tinh sau đó sẽ nhanh chóng mờ dần và biến mất hoàn toàn khỏi tầm nhìn trong những ngày đầu của tháng sáu. Giai đoạn sau đó Kim tinh sẽ cực kỳ ít xuất hiện khi nó đi qua phía trước mặt trời.

Trong tuần thứ ba của tháng 6 Kim tinh giống như một “ngôi sao sáng” xuất hiện ngay trên đường chân trời phía đông – đông bắc. Lên cao dần vào mỗi buổi sáng, sao Kim sau đó sẽ tỏa sáng rất rõ rệt trên bầu trời buổi sáng cho tới cuối mùa thu năm 2012.

 

Theo Đ.Hải (nguồn Space)