Một nhà nghiên cứu củaViện Đại học UC Davis đã phát hiện một thông tin thú vị: Sóc dùng da đã lột của rắn để đánh lừa kẻ thù của nó. Theo một nghiên cứu mới đây của UC Davis, sóc đất và sóc đá California biết cách che mắt kẻ thù một cách khéo léo nhờ nhai da rắn chuông rồi bôi lên lông của chúng.
Barbara Clucas, sinh viên đã tốt nghiệp UC Davis khoa hành vi động vât học, đã tiến hành quan sát những “anh chàng Trương Ba” sóc đất và sóc đá khi chúng tự tạo cho mình mùi của rắn bằng cách nhặt những mẩu da rắn đã khô, nhai nát rồi bôi lên lông của chúng.
Clucas cho biết, sóc cái trưởng thành và các con non thường áp dụng chiêu này nhiều hơn sóc đực trưởng thành vì
(Ảnh: National Geographic) |
rắn rất khó “bắt nạt” được những con sóc đực trưởng thành đầy “kinh nghiệm”. Mùi của rắn giúp sóc che giấu mùi thực sự của chúng, đặc biệt vào những lúc chúng ngủ khi đêm xuống hoặc để nói lên rằng: “Này này, có rắn trong hang đấy nhé”.
Theo lời Donald Owings, giáo sư tâm lý học kiêm cố vấn của Clucas và đồng thời là một tác giả của nhiều nghiên cứu, cho biết: Sóc không chỉ sử dụng da khô của rắn, chúng còn lấy mùi từ đất đá hoặc những nơi rắn từng nghỉ lại rồi dùng những thứ ấy để tạo mùi. Các loài gặm nhấm khác cũng có những hành vi tương tự.
Owings nói: Việc sóc sử dụng mùi của rắn là một trong những phương pháp phòng vệ đáng khôn ngoan với đối thủ rắn chuông. Trước đó, nhóm của ông đã nhận thấy rằng sóc có thể làm nóng đuôi để phát tín hiệu cảnh báo đến rắn chuông – loài có thể nhìn thấy nhờ hồng ngoại; đánh giá mức độ nguy hiểm của con rắn qua âm thanh nó phát ra; và thể hiện thái độ cương quyết để ngăn chặn con rắn tấn công. Thêm vào đó, giáo sư tâm lý Richard Coss – đồng nghiệp của Owings, đã chứng minh sóc có thể cải thiện khả năng đề kháng đối với nọc độc của rắn.
Owings cho biết: “Đây là một ví dụ rất thú vị về chủ nghĩa cơ hội ở động vật. Chúng đang lợi dụng ưu thế từ chính kẻ thù – loài rắn”.
Nghiên cứu được xuất bản trên tờ Animal Behavior với sự cộng tác của Matthew Rowe, Đại Học bang Sam Houston, Texas và Patricia Arrowood tại Đại Học bang New Mexico.
Theo Trà Mi (Physorg)