Ở tuần 27, bé yêu đã nặng khoảng 900gr (cỡ một bông súp lơ) và dài hơn 36cm. Não của bé hoạt động rất tích cực nhờ vào sự phát triển của các mô trong não. Mẹ hãy tiếp tục theo dõi xem thai nhi 28 tuần tuổi phát triển như thế nào nhé!
Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi
Bước sang tuần thứ 28, bé yêu của bạn đã nặng khoảng 1005g (bằng kích thước của một quả cà tím tây) và dài khoảng 37.6 cm (đo từ đỉnh đầu đến gót chân).
Giai đoạn này bé bắt đầu biết chớp mắt. Thị lực của bé cũng phát triển nhanh hơn, bé có thể nhìn thấy ánh sáng qua tử cung. Hàng tỷ nơ-ron thần kình vẫn tiếp tục phát triển trong não bộ. Các lớp mỡ dưới da tích tụ ngày một dày hơn, chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài kia.
Thai nhi 28 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)
Thai nhi 28 tuần tuổi co thể bà bầu thay đổi ra sao?
Thai kì thứ 3 và là thai kì cuối cùng của mẹ bắt đầu từ tuần thứ 28 này. Giống như các phụ nữ mang thai khác, bạn sẽ tăng khoảng 0.5kg mỗi tuần. Vào thời điểm này, bạn cũng đi khám và siêu âm thường xuyên hơn, hai lần/ tuần. Đến khi bước vào tuần thứ 36, bạn sẽ phải siêu âm 1 tuần/ lần.
Tùy từng trường hợp, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thử máu xét nghiệm HIV và bệnh lậu, giang mai vào thời điển này, nhằm xác định tình trạng của bạn trước khi sinh nở. Nếu bạn có kết quả nồng độ glucose cao, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ (mẫu được lấy 3 giờ sau khi uống glucose).
Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn mang Rh-, bạn sẽ được tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh ở lần mang thai đầu để tránh khả năng cơ thể bạn phát triển kháng thể tấn công máu của bé. (Nếu bé mang Rh+, bạn cần tiêm mũi nữa sau khi chuyển dạ).
Thời gian này, nhiều mẹ bầu cảm thấy sởn gai ốc ở hai chân và cảm thấy khó chịu khi đang cố gắng ngủ hoặc thư giãn. Những lúc như vậy, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng để thoải mái hơn.
Dinh dưỡng cho bà bầu khi thai nhi 28 tuần tuổi
Thai nhi 28 tuần tuổi mẹ bầu nên bổ sung nhiều dinh dưỡng!
Thắc mắc liên quan đến tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai. Mẹ bầu bị tiền sản giật thường được chẩn đoán huyết áp cao sau tuần thứ 20, và có ít nhất một triệu chứng có protein trong nước tiểu, trong gan hoặc thận.
Hầu hết mẹ bầu bị tiền sản giật không phát triển những triệu chứng trầm trọng và em bé được chào đời thuận lợi. Có một số ít trường hợp nguy hiểm, tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến cơ quan chức năng của thai nhi, thậm chí gây tử vong cho cả hai mẹ con. Khi phát hiện có bất thường, mẹ bầu sẽ được mổ lấy thai sớm.
Triệu chứng của tiền sản giật
Bạn cần chú ý đến những triệu chứng liên quan đến tiền sản giật sau:
– Sưng phù mặt, đặc biệt phù quanh vùng mắt, phù nhẹ ở tay hoặc bất ngờ phù ở chân hoặc mắt cá chân.
– Tăng cân nhanh chóng – khoảng 1.8-2.3kg/ tuần.
– Đau đầu liên tục và dữ dội.
– Thị lực giảm sút như nhòe mắt, mờ mắt, nhìn thấy đốm, nhạy cảm với ánh sáng…
– Đạu bụng trên.
– Buồn nôn và nôn.
Yếu tố nào tăng nguy cơ tiền sản giật?
– Người bị tăng huyết áp mạn tính.
– Người mắc chứng rối loạn máu, tiểu đường, các bệnh về thận, bệnh luput.
– Người có mẹ, chị gái, em gái, bà, dì đã từng mắc tiền sản giật.
– Người thừa cân béo phì.
– Người mang thai đôi hoặc ba.
– Mang thai ngoài 40 tuổi.
Có cách nào để tránh tiền sản giật hay không?
Hiện chưa có biện pháp nào giúp ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Một số nghiên cứu cũng tập trung vào tìm hiểu việc bổ sung canxi trong thai kỳ, hỗ trợ bằng các vitamin, nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng.
Những phụ nữ nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc tiền sản giật cần thận trọng hơn khi mang thai và có thể sử dụng thuốc aspirin liều thấp. Tuy nhiên việc uống thuốc phải được kê đơn bởi bác sỹ chuyên môn.
Khi mang thai, mẹ bầu cũng chú ý theo dõi lắng nghe cơ thể. Đi khám, siêu âm định kỳ, làm đầy đủ xét nghiệm theo yêu cầu của bác sỹ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.