Thực phẩm bẩn đe dọa giống nòi

Người tiêu dùng hoang mang vì rất khó phân biệt đâu là <a taget='_blank' data-cke-saved-href='https://chamecuacon.com/home/tag/thuc-pham' href='https://chamecuacon.com/home/tag/thuc-pham'><i><a taget='_blank' data-cke-saved-href='https://chamecuacon.com/home/tag/thuc-pham' href='https://chamecuacon.com/home/tag/thuc-pham'><i>thực phẩm</i></a></i></a> bẩn. Ảnh: Hồng Vĩnh.” height=”341″ src=”https://chamecuacon.com/home/wp-content/uploads/2016/07/697kEU_15236_chamecuacon.jpg” width=”600″ /><figcaption><em>Người tiêu dùng hoang mang vì rất khó phân biệt đâu là thực phẩm bẩn. Ảnh: Hồng Vĩnh.</em></figcaption></figure>
</div>
</div>
<div>
<div id=

Việt Nam đã thiết lập được khuôn khổ pháp lý nhưng trách nhiệm quản lý ATTP được giao cho nhiều bộ, ngành khác nhau. Đặc biệt, không có sự thống nhất về áp dụng và thực thi các quy định xuống cấp tỉnh và địa phương, mức phạt hiện quá thấp dẫn đến việc tiếp tục vi phạm ATTP.

Đùn đẩy trách nhiệm

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về bảo đảm ATTP tương đối đầy đủ. Việc phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành liên quan là khá rõ ràng. Theo ông Phong, bất cập hiện nay là lực lượng thanh tra vệ sinh ATTP quá mỏng, không kiểm soát hết được tình hình (cả nước có khoảng 200 thanh tra về ATTP). Các văn bản phân công trách nhiệm cho các bộ ngành có liên quan được đánh giá là rõ ràng, nhưng trên thực tế trách nhiệm lại chưa rõ ràng, cho nên vẫn có những chồng chéo, khoảng trống trong xử lý các vấn đề, vụ việc cụ thể.

Câu chuyện xử lý chất Salbutamol trong thức ăn nuôi lợn vẫn đang bị đùn đẩy, là minh chứng rõ nhất. Hiện nay hệ thống kiểm soát ATTP tổ chức còn dàn trải, phân tán giữa các cấp. Mặc dù đã chuyển sang phân chia mảng phụ trách độc lập nhưng hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm chưa có nhiều cải thiện do sự vận hành của các cơ quan trong từng bộ còn bất cập, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng. Chưa kể việc quản lý chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản (đầu ra) với quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) và hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến cũng thiếu sự gắn kết.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng, các quy định đã phân công rõ ràng trách nhiệm từng bộ ngành, địa phương chỉ cần các đơn vị thực hiện đúng thì sẽ hạn chế được thực phẩm bẩn. Nhưng thực tế lại cho thấy đang có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hoặc trách nhiệm liên ngành.

Thực phẩm bẩn đe dọa giống nòi - ảnh 1
Cơ quan chức năng phát hiện sử dụng chất cấm tại Cty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương). Ảnh: Phạm Anh.

Quy về một đầu mối là tốt nhất

Trao đổi với Tiền Phong về đề xuất thành lập một đầu mối quản về ATTP, trực thuộc UBND thành phố của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng mới đây, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản -Nafiqad (Bộ NN&PTNT) cho rằng, trong Luật ATTP, việc phân cấp cho các địa phương đã nêu rất rõ. “Để thực hiện nhiệm vụ đó, chính quyền tỉnh, thành phố giao cho đơn vị nào là thuộc thẩm quyền thuộc về họ. Tức là, anh thấy cách nào tốt nhất cho tỉnh, thành phố thì làm”, ông Tiệp nói.

Theo ông Tiệp, ATTP là vấn đề đa lĩnh vực, liên quan đến kỹ thuật, kinh tế, xã hội… Việc tổ chức bộ máy của địa phương cơ bản vẫn phải theo hướng dẫn của các bộ, ngành T.Ư. Tuy nhiên, các tỉnh cũng có sự linh hoạt, thiết kế hệ thống phù hợp với địa phương mình.

Với đề xuất của Bí thư Đinh La Thăng, ông Thiệp cho rằng, TP cần có đề án đánh giá cụ thể hơn về những hạn chế của “cái cũ”, hướng khắc phục những hạn chế ra sao… “Khi TPHCM có đề án và đề nghị T.Ư có ý kiến, chúng tôi sẽ nêu ý kiến, quan điểm của mình”, ông Tiệp nói.

Trong khi đó, nói về đề xuất của lãnh đạo TPHCM, ông Nguyễn Xuân Việt, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng tình: “Nếu quản lý ATTP quy về một đầu mối là tốt nhất”.

Tuy nhiên, theo ông Việt, hiện có 3 bộ theo dõi, phụ trách vấn đề ATTP là Bộ Y tế, NN&PTNT, Công Thương và phần việc của mỗi bộ cũng như các địa phương cũng khá rõ ràng. “Chúng ta đã có luật, nghị định, các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành. Và nếu làm tốt những quy định đó, tôi nghĩ cũng đã là tốt rồi”, ông Việt nói.

Ông Việt cho rằng, hiện các địa phương không thể làm trái luật, phải theo hướng dẫn của T.Ư. “Vấn đề chính là phối hợp thế nào cho hiệu quả. Cơ chế phối hợp là đừng để ông nọ đổ cho ông kia, ông nọ trông chờ ông kia, liên quan đến ngành nào thì ngành đó phải giải quyết dứt điểm”, ông Việt đề nghị.

Theo ông Việt, sự phối hợp trong vấn đề ATTP đang “lỏng lẻo” dẫn đến hiệu quả “phập phù”. Ngay tại Hà Nội, địa phương 18.000 cơ sở liên quan đến vấn đề ATTP thuộc các quận, huyện quản lý, nhưng các quận, huyện chưa có người chính thức “gác” nhiệm vụ này. Trong khi đó, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội, biên chế còn mỏng, chưa có các trạm ở dưới.

Việc triển khai lực lượng thanh tra về ATTP, theo ông Nguyễn Xuân Việt cũng gặp không ít vướng mắc. “Chẳng hạn khi thực phẩm ở trên xe ô tô, nhưng muốn dừng phải có công an, đó là vấn đề?…Việc thiếu người, phương tiện, kinh phí thực hiện, ngay Hà Nội cũng khó triển khai chứ chưa nói các địa phương khác”, ông Việt nói.

Nguồn: Theo Tienphong

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.