Nằm viện điều trị là trường hợp mà bệnh đã rất nặng và cần đến sự theo dõi của các bác sĩ. Với bệnh viêm tai giữa thì khi trẻ nhập viện là đã ở trong tình trạng nguy hiểm.
Nếu cha mẹ thấy bé nhà mình có các biểu hiện xấu như sốt, nôn nhiều, nhức đầu, rét run, tổng trạng suy sụp,..thậm chí với những trẻ lớn kêu chóng mặt…. thì nên nhập viện ngay để trẻ được các bác sĩ trong bệnh viện điều trị và theo dõi. Với trẻ em lúc này, hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh bởi thế mà dễ có biến chứng nặng và nguy hiểm.
Bệnh viêm tai giữa này thường xuất phát sau viêm mũi họng. Theo như nghiên cứu thì khoảng 2/3 số trường hợp bị viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đây cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi,do đó trẻ cần phải được bác sĩ cho dùng kháng sinh để điều trị ngay, bên cạnh đó là kết hợp với các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi kết hợp nhỏ tai.
Với các bệnh nhi bị viêm tai giữa, khi đến khám tại các bệnh viện sẽ thấy màng nhĩ căng phồng. Lúc này thì các bác sĩ sẽ trích màng nhĩ để giúp mủ thoát ra hoặc đặt ống thông khí ở tai để dẫn lưu. TVới những trường hợp mà tai chảy mủ thì ngoài việc dùng thuốc, mẹ cũng có thể có những cách nào đó để làm khô tai cho trẻ . Chính việc tai trẻ bị ướt lâu ngày không được lau khô sẽ làm cho tai của trẻ bị viêm nhiễm. Có thể lau khô tai của trẻ bằng giấy quấn sâu kèn như sau:
+ Đầu tiên hay gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn, mẹ không nên dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai cho trẻ.
+ Sau đó mẹ hãy đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, rồi lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, cứ như vậy cho đến khi tai của bé khô. Mỗi ngày thay 3-4 lần. Theo như kinh nghiệm của ác bà mẹ khác thì phải làm 1-2 tuần tai mới khô hẳn được tai cho bé.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.