Nếu như trẻ bị còi xương nặng sau nhận định và chuẩn đoán thì bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để có sự can thiệp của điều dưỡng.
Mẹ cần chú ý vào các chẩn đoán điều dưỡng để đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp:
– Nếu như chuẩn đoán là “Co giật, co cứng do hạ calci máu”: thì hãy can thiệp điều dưỡng bằng cách thực hiện y lệnh tiêm tĩnh mạch muối calci như calci gluconat hoặc calci clorid 0,5 g. Mẹ cần nhắc nhớ bác sĩ chú ý tiêm chậm để tiêm không để chệch ven của bé sẽ khiến cho bé đau!
Còn lại các ngày sau đó, quá trình can thiệp điều dưỡng sẽ là cho bệnh nhi uống muối calci 1 – 2 g/ngày, bên cạnh đó là động viên bệnh nhi “tắm nắng” mỗi ngày 15 – 30 phút vào lúc 7 – 8 giờ sáng hoặc cho bệnh nhân uống Viamin D2 mỗi ngày 10 000 – 20 000 đv trong thời gian 30 đến 60 ngày.
– Nếu như chuẩn đoán bé bị “Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giật mình do rối loạn thần kinh thực vật liên quan đến thiếu vitamin D”: thì biện pháp can thiệp điều dưỡng sẽ là dùng Vitamin D2 600.000 – 800.000 đv/ đợt điều trị. Chia đều cho bệnh nhân uống trong vòng 30 – 60 ngày. Khi dùng vitamin D cần phải chú ý vì vitamin D 600.000 đv/liều duy nhất, hiên nay ít được áp dụng bởi nó rất dễ gây ngộ độc. Nếu như không có vitamin D2 để uống hoặc D3 để tiêm thì có thể tạo ra chúng từ tiền vitamin D bằng cách đưa trẻ đi chiếu đèn cực tím trong vòng 15 ngày là được.
– Tiếp theo mẹ cần cho bé uống muối calci 1 – 2 g/ngày.
– Các bác sĩ nên nhắc nhở để người nhà thường xuyên lau mồ hôi cho bé để bé không bị nhiễm cảm lạnh.
– Các mẹ phải có chế độ ăn đầy đủ, giàu vitamin D cho cả mẹ và con, cần cho trẻ thường xuyên tắm nắng và phải ăn đồ ăn có dầu, có mỡ.
-Nếu như chuẩn đoán trường hợp của bé là “Biến dạng xương do loãng xương” thì cha mẹ nên mời bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình hội chẩn cho chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó là cha mẹ cần phải giữ ấm, giữ vệ sinh nhằm đề phòng bội nhiễm.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.