Trẻ mẩn ngứa | Vài điều về mẩn ngứa ở trẻ nhỏ:
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da khá phổ biến, có nhiều nguyên khác nhau gây nên, một trong số đó là do thời tiết. Đối với những bé có cơ địa nhạy cảm, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió,… tấn công. Tuyệt đối tránh việc trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị mẩn ngứa do dị ứng. Trẻ có thể bị mẩn ngứa trên mặt, chân tay, lưng hoặc toàn thân. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa và biết cách chăm sóc trẻ bị dị ứng mẩn ngứa đúng phương pháp.
Đối tượng chính là trẻ sơ sinh: Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da. (Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên.)
Cách xử lý khi bé bị mẩn ngứa:
Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ.
Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
Việc tắm cho trẻ cũng rất cần thiết để giảm bớt mẩn ngứa. Mẹ nên tắm cho bé đều đặn hàng ngày. Việc làm này giúp cho da bé loại bỏ được những chất bụi, bẩn, mồ hôi, bong da… không mong muốn, giữ cho da bé khô thoáng. Từ đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn. Mẹ nên chọn các loại sữa tắm chuyên dùng cho da của bé không chứa sút. Không nên sử dụng chung sữa tắm với ba mẹ do da của bé rất nhạy cảm.
Chú ý khi tắm nên tắm nhanh dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 37˚C-38˚C.
Không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Tránh thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.
Mẹ nên chú trọng đến việc chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy phát triển hơn; cho bé uống nước đều đặn.
Sử dụng quần áo làm từ vải cotton cho bé là hợp lý nhất. Những loại vải này mềm, không gây ngứa, thông thoáng và quan trọng là không độc hại đối với da bé. Bạn nên tránh mặc vải len cho bé vì dễ gây ngứa và dị ứng. Tiếp nữa là bạn cũng không nên đắp chăn quá dày cho bé.
Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài … , các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc bôi hoặc giữ con lại ở nhà tự chữa, vì có thể làm bệnh nặng thêm, chưa kể các biến chứng có thể gây ra cho bé.
Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.
[box type=”warning” ]Bạn đang nuôi con nhỏ? Hãy truy cập mục dành cho mẹ có trẻ sơ sinh! TẠI ĐÂY[/box]
Câu hỏi và tư vấn của bác sĩ về vấn đề trẻ bị mẩn ngứa:
Hỏi: Con em năm nay đã được hai tuổi rưỡi bị dị ứng mẩn đỏ. Em đi khám BS cho uống thuốc Pheniramin 4mg nhưng cứ 1h đêm lại bị mẩn ngứa. BS cho em hỏi phải điều trị như thế nào?
Trả lời của bác sỹ chuyên khoa:
Theo như bạn đã mô tả có thể bé đã bị viêm da dị ứng (cứ 1h đêm lại bị mẩn ngứa).
Còn nguyên nhân nào làm bé dị ứng thì cần phải xét đến các trường hợp cụ thể cũng như thăm khám cho bé. Nếu biết được nguyên nhân mới chữa dứt được tình trạng dị ứng này. Thuốc bạn cho bé dùng là thuốc chống dị ứng, giúp bé đỡ ngứa thôi, không điều trị dứt hẳn được bệnh này.
Vì cơ địa bé bị dị ứng nên bạn cần chú ý một số việc: không dùng phấn hoặc nước hoa cho bé, không tắm xà phòng, không dùng tã giấy. Trong nhà không nuôi súc vật hoặc thú nhồi bông. Phòng ốc của bé cần thông thoáng, mùng mền, chiếu gối của bé không để ẩm ướt.
Ngoài ra, viêm da dị ứng này cũng thường xảy ra khi thời tiết lạnh và cũng ảnh hưởng đến yếu tố gia đình có người bị hen hoặc viêm mũi dị ứng.
Hiện tại, em cho bé dùng thuốc theo toa BS và tránh các yếu tố dị ứng như BS đã trình bày ở trên. Trong thời điểm này thời tiết lạnh cũng là yếu tố thuận lợi làm cho da bé nổi mẩn ngứa.
Món ăn giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa cho bé yêu
Mướp, rửa sạch thêm một ít muối tinh, nấu chín ăn cả bã, nước;
Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn;
Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh;
Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống;
Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn;
Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn;
Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo;
Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.
Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên;
5 comments
4 bình luận
Ha My Tran ·
Thư Ký tại Teen Quy Nhơn
Bé em được 3 tháng tuổi bị ngứa ở mặt bé lấy tay gãy lên mặt được một tí là đỏ khắp mặt được mấy ngày rồi mà không hết giờ làm sao đây hả bác sỹ
7 Tháng 1 2015 13:58
Duyên ·
Làm việc tại Hanoi, Vietnam
Bé nhà em cũng bị như vậy, chị có cách nào chỉ em với ạ
16 Tháng 12 2015 19:29
Đăng Trần Việt Minh ·
Nhon Trach
Bé của em được 16 tháng tuổi nhưng da bị ngứa trong vùng ngực và cổ, da đầu mà trời nóng nực thì càng ngứa nhiều, em có sử dụng thuốc bôi da và tắm bằng dược liệu rôm sảy mà không hết em xin hỏi bác sĩ làm sau
6 Tháng 3 2015 22:08
Thoa Lê ·
Kinh te doi ngoai tại Hung Yen, Hưng Yên, Vietnam
Thương
15 Tháng 4 2015 12:16
Yen Dinh
Con e duoc 2 tuoi bi ngua cu dua di tiem duoc khoag 1 tuon lai ngua tro lai ?
3 tháng 2 2016 7:49
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.