Chi tiết các giai đoạn của một ca đẻ

Chi tiết các giai đoạn của một cuộc đẻ

Sinh nở là cả một quá trình dài, trong đó cơ thể dần dần thay đổi để tạo “lối ra” thuận lợi nhất cho em bé. Mẹ hãy cùng xem nhé!

Giai đoạn tiền chuyển dạ

Giai đoạn này cổ tử cung bắt đầu mềm, mỏng và mờ dần, có thể bắt đầu mở hoặc chưa. Đầu em bé nằm trọn trong khung chậu. Tại thời điểm này thai phụ chưa cảm thấy rõ rệt các cơn co, chỉ có cảm giác hơi đau nhức hoặc thấy nặng nề ở bụng dưới và lưng. Các cơn co chuyển dạ xuất hiện không theo quy luật, lúc có cơn co, lúc lại dừng lại, có lúc nhẹ, lúc mạnh. Giai đoạn này có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.

Giai đoạn chuyển dạ sớm

Cổ tử cung tiếp tục mỏng dần và mở, thông thường mở từ 3-4 cm. Giai đoạn này chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình chuyển dạ, mất khoảng 2/3 tổng thời gian chuyển dạ. Trong vài giờ, cơn co sẽ kéo dài hơn, mạnh hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Khoảng cách giữa các cơn co là 5 phút, mỗi cơn co kéo dài 25-45 giây. Đồng thời âm đạo tiết dịch màu hồng nhạt.

Lúc này bạn cần ổn định tinh thần, học cách thích nghi với cơn co, thay đổi tư thế sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất. Có thể đi tắm, đi bộ hoặc ăn nhẹ món gì đó, và nhớ uống nhiều nước.

Thông thường ở giai đoạn này, chưa cần đến bệnh viện ngay. Vì khi ở bệnh viện, bạn không có nhiều cơ hội để tự ý di chuyển và làm những việc mình thích. Khi cơn co trở nên nhanh mạnh, cố gắng thư giãn và tập hít thở sâu. Nên có người nhà bên cạnh để động viên. Có thể bật nhạc thư giãn hoặc nhờ chồng mát xa cho cơn đau qua đi.

Chi tiết các giai đoạn của một cuộc đẻ

Giai đoạn chuyển dạ tích cực

Các cơn co chuyển dạ dài hơn và mạnh hơn. Có thể xuất hiện 3 phút 1 lần và kéo dài 1 phút hoặc hơn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-6cm, cổ tử cung sẽ mở khoảng 8 cm. Thai phụ cần tập trung cao độ trong giai đoạn này, vì đây là giai đoạn cổ tử cung mở nhanh nhiều nhất.

Hãy lắng nghe cơ thể mình để thích nghi với cơn đau thay vì cứ gào thét căng thẳng. Có thể hít thở sâu khi cơn co đến, và thư giãn thả lỏng khi cơn co qua đi. Cơn co càng mạnh, đau thì càng cần có sự hỗ trợ của y tá, bác sỹ.

Lưu ý thay đổi tư thế liên tục. Cách này giúp bạn thoải mái, dễ chịu và giúp cổ tử cung mở rộng hơn.

Giai đoạn chuyển tiếp

Cổ tử cung mở hoàn toàn. Các cơn co mạnh nhất có thể. Giai đoạn này thường ngắn, ít hơn 1 giờ. Một số phụ nữ cảm thấy run rẩy, buồn nôn trong giai đoạn này.

Giai đoạn rặn đẻ

Từ giai đoạn cổ tử cung mở, cơ thể chuyển sang giai đoạn rặn đẻ. Tự em bé sẽ biết cách chui vào khung xương chậu và ống sinh. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ. Sẽ có một lực thôi thúc, bắt buộc thai phụ phải rặn. Trước khi em bé chào đời, mẹ sẽ có cảm giác châm chích ở cửa âm đạo. Lúc này nên lắng nghe cơ thể mình và làm theo hướng dẫn của bác sỹ.

Giai đoạn hồi phục

Thời điểm này mẹ có nhiều cảm xúc từ hào hứng, vui vẻ đến sợ hãi và cần được giúp đỡ. Em bé lúc này được đặt lên ngực mẹ, bắt đầu được da tiếp da. Sau khi cắt dây dốn và vệ sinh sạch sẽ, em bé được bú cữ bú đầu đời.

Trải qua cơn vượt cạn, vùng đáy chậu có thể bị tổn thương. Có thể chườm lạnh để giảm cảm giác đau nhói và sưng tấy tại vùng này.

Việc mẹ cần làm bây giờ là nhanh chóng gắn kết với bé. Ôm, vuốt ve, hôn bé và cho bé bú là những việc mẹ cần làm.

Việt Hà
Theo BB

Xem thêm

Những “hung thần” đáng sợ đe dọa tính mạng người mẹ khi sinh nở

Chuyện sinh non “hú hồn” của mẹ bé Nem

Các biến chứng “bất ngờ” xảy ra trong khi sinh nở

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.